Fed châm ngòi cho chính sách thắt chặt toàn cầu mạnh nhất trong nhiều thập kỷ
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã nổ phát súng khởi đầu cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu có khả năng lớn nhất và nhanh nhất trong nhiều năm.
Sự thay đổi diều hâu của Fed không loại trừ việc Mỹ sẽ tăng lãi suất tại mọi cuộc họp trong thời gian còn lại của năm 2022. Trong tuần tới, khoảng 6 ngân hàng trung ương khác bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ nâng lãi suất và nhiều ngân hàng khác đã chỉ ra họ sẽ theo dõi trong những tháng tới.
Nhận xét của ông Powell, Chủ tịch Fed là một cảnh báo chính cho các nhà đầu tư rằng “bệ đỡ” an toàn của ngân hàng trung ương đối với thị trường đang thực sự bị tước bỏ lần này. Ngay cả khi chứng khoán chao đảo, lợi suất trái phiếu tăng và lo ngại rằng chi phí đi vay cao hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, nhưng quan điểm của Fed vẫn không thay đổi.
“Chu kỳ thắt chặt này sẽ khác. Các nhà chức trách có thể muốn tăng lãi suất nhanh hơn nhiều trong khoảng thời gian này”, Dario Perkins, nhà kinh tế học tại TS Lombard ở London cho biết.
Nhà kinh tế này cho biết, chu kỳ kinh tế trên toàn cầu gần nhất diễn ra ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhưng lần này là bắt đầu với các nền kinh tế đã hoạt động hết công suất và lạm phát cao hơn mục tiêu nên tình hình hiện tại đã đặt ra viễn cảnh về một chu kỳ tăng lãi suất toàn cầu nhanh nhất kể từ những năm 1990.
Nhiều Ngân hàng Trung ương dự kiến thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022 |
Với tốc độ tăng giá ở mức cao nhất trong 30 năm tại Mỹ và Anh, các thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 5 lần trong năm nay và BoE là 4 lần.
Tại BNP Paribas, nhà kinh tế trưởng toàn cầu Luigi Speranza cũng kỳ vọng rằng trường hợp “lần này đã khác”. Ông hiện đang dự đoán 6 lần tăng của Fed trong năm nay.
Xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ đang diễn ra rõ ràng ở hầu khắp mọi nơi. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem đã ra hiệu hôm 26/1 rằng ông sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 và thị trường sẽ phản ánh với điều này.
Hôm 27/1, Nam Phi đã tăng lãi suất trong khi Hungary cũng tăng lãi suất. Singapore bất ngờ thắt chặt chính sách tiền tệ trong tuần này và Chile cũng thực hiện đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 2001.
Australia dự kiến sẽ hủy bỏ chương trình mua trái phiếu vào ngày 1/2 tới và có thể tăng lãi suất sớm nhất là vào tháng 5.
Sự thay đổi toàn cầu theo hướng thắt chặt sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vốn vẫn là ngoại lệ và chưa có ý định tăng lãi suất trước năm 2023. Trung Quốc cũng đang đi ngược lại xu hướng khi cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Nhà kinh tế Perkins cho biết, các thị trường tài chính nên chuẩn bị cho một con đường khá khó khăn.
“Lạm phát đang ở mức cao hơn mục tiêu, nền kinh tế đã gần đạt đến mức toàn dụng và việc định giá tài sản có vẻ kéo dài. Trừ khi lãi suất cân bằng sụp đổ (nhưng điều này khó xảy ra) thì các nhà chức trách có thể cần phải thắt chặt chính sách mạnh mẽ hơn những gì nhà đầu tư nhận ra. Điều này gây ra rủi ro rõ ràng cho lĩnh vực tài chính”, ông cho biết.
Việc thắt chặt nhanh chóng sẽ làm gia tăng lo ngại rằng các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với một sai lầm chính sách đau đớn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận