Dứt điểm xử lý container phế liệu tồn đọng
Do nhu cầu phát triển, Việt Nam và nhiều quốc gia đã cho phép nhập khẩu một số loại phế liệu để tái chế, đưa vào sản xuất. Vì vậy, lượng rác phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng khá nhanh dẫn đến tình trạng hàng nghìn container phế liệu nhập khẩu đang tồn
Ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 10 nghìn container phế liệu tồn đọng tại cảng biển Việt Nam, tập trung lớn nhất tại các khu vực cảng Hải Phòng với khoảng 1.223 container nhựa phế liệu, 93 container giấy phế liệu, 2.360 container hàng đã qua sử dụng. Khu vực TP. Hồ Chí Minh có 2.300 container tồn đọng.
Theo ông Lam, về nguyên nhân khách quan, cuối năm 2017, một số nước đã hạn chế, thậm chí là ngừng nhập một số mã phế liệu dẫn đến các nước xuất khẩu phế liệu truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tìm đường xuất khẩu vào các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Nói về nguyên nhân tồn đọng số lượng lớn container phế liệu nhập khẩu, ông Nguyễn Thành Lam, Vụ Quản lý chất thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, thời gian vừa qua, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu kéo theo nhu cầu về nguyên liệu rất lớn. Hạt nhựa chỉ là một phần còn các nguyên liệu khác như sắt thép, giấy tăng cao nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu trong nước. Vì thế, Chính phủ, Bộ TN&MT mới căn cứ vào nhu cầu và cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.
Ngoài ra, trước khi có Chỉ thị 27 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý nhập khẩu sử dụng phế liệu, tại Việt Nam chưa có giải pháp phòng ngừa từ xa. Hàng nhập cảng mới kiểm tra, làm thủ tục thông quan, giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu… nên gây ra ùn ứ.
Có hiện tượng, một số tổ chức nhập khẩu phế liệu giả mạo giấy tờ, nhập khẩu phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn dẫn đến bỏ hàng. Một số chủ hàng chậm trễ đến nhận hàng cũng là tác nhân gây ra ùn tắc cục bộ. Ở chiều ngược lại, những container tồn đọng tại cảng đồng nghĩa đang chiếm dụng diện tích cảng, ảnh hưởng đến tốc độ xếp dỡ, thông quan. Về phía chủ hàng, những container tồn sẽ khiến họ không chỉ phải chịu phí lưu kho bãi, phải lưu vỏ container ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác containe, mà giá trị hàng hóa nhập về cũng bị ảnh hưởng, quá trình sản xuất có thể bị gián đoạn.
Trước thực trạng trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2019/QĐ-TTg ban hành quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu. Với loạt quy chế mới có hiệu lực, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam tin rằng, sẽ không xảy ra tình trạng tồn container ở cảng Việt Nam nữa, cũng sẽ không xảy ra tình trạng lợi dụng nhập khẩu phế liệu không đúng quy chuẩn.
Bởi vì trước khi dỡ hàng, trên vận đơn có tên doanh nghiệp đã được Bộ TN&MT chứng nhận. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải ký quỹ 20% giá trị lô hàng thì hải quan mới cho hàng xuống cảng. Doanh nghiệp lớn, làm ăn bài bản mới được cấp phép. Như vậy sẽ không có doanh nghiệp nào dám làm sai vì sợ bị rút giấy phép và phải chịu trách nhiệm xử lý vấn đề môi trường.
Song song với đó, thời gian qua Cục Hàng hải phối hợp với Hiệp hội Nhựa, Hiệp hội Giấy tổng hợp tất cả kiến nghị của doanh nghiệp để làm việc với từng hãng tàu, chủ cảng theo hướng giảm chi phí lưu kho, lưu bãi; tạo điều kiện cho chủ hàng lấy hàng về. Sau quá trình làm việc, đã có nhiều cảng, hãng tàu đồng ý giảm từ 70 - 80% phí lưu kho, lưu bãi, container. Thậm chí, có cảng còn miễn 100% phí lưu kho. Về phía các doanh nghiệp cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, đến khai báo và làm việc với cảng và cơ quan chức năng để có phương án rút hàng về, giúp quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển được nhanh chóng, hiệu quả hơn, ông Cường cho biết thêm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận