24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Mai Hương
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đường Thái Lan chiếm thế áp đảo ở thị trường Việt Nam

Sản lượng đường sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 40%, Việt Nam phải nhập khẩu số lượng đường rất lớn, trong đó đường Thái Lan đang chiếm thế áp đảo ở thị trường Việt Nam.

Đó là thông tin được TS Nguyễn Vinh Quang, đại diện nhóm nghiên của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và Tổ chức Forest Trends, chia sẻ tại hội thảo Hướng tới phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam, diễn ra ngày 21.1.

Lợi nhuận trồng ngô gấp 10 lần, lúa gấp 44 so với trồng mía

Nghiên cứu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và Tổ chức Forest Trends được thực hiện ở 8 tỉnh thuộc 4 vùng trồng mía chính, gồm: Sơn La (miền núi phía bắc); Nghệ An, Phú Yên, Gia Lai (miền Trung và Tây nguyên); Tây Ninh (Đông Nam bộ); Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng (Tây Nam bộ).

Theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam có khoảng 151.000 ha mía, với sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường.

Trong đó, hộ nông dân trồng mía là nhóm đối tượng quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng hiện nay, hàng năm cung trên 80% tổng lượng mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nhưng lại đang suy giảm mạnh.

Trong giai đoạn 2016 - 2017, cả nước có gần 220.000 hộ trồng mía nhưng đến năm 2019 - 2020 đã giảm xuống chỉ còn 126.000 hộ. Một trong số nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà trồng mía là do lợi nhuận từ cây trồng này ở mức thấp so với nhiều cây khác.
So sánh trên 1 ha đất trồng mía trong một năm, ở khu vực Đông Nam bộ, lợi nhuận trồng sắn cao gấp 20 lần so với cây mía; trồng ngô cao gấp hơn 10 lần. Đặc biệt tại vùng Tây Nam bộ, lợi nhuận trồng lúa 2 - 3 vụ/năm đều cao gấp 29 - 44 lần so với cây mía.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, sản lượng đường sản xuất trong nước hiện này chỉ đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ và phần còn lại được bù đắp bởi lượng đường nhập khẩu. Thống kê trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,5 triệu tấn đường, cao gấp 3,9 lần so với năm 2020.

Đường Thái Lan nhập lậu đã chuyển mạnh sang chính ngạch

TS Nguyễn Vinh Quang cũng cho biết, Việt Nam đang nhập khẩu chủ yếu đường giá rẻ của Thái Lan, chiếm hơn 38% tổng lượng nhập khẩu, đặc biệt là đường nhập lậu thì gần như 100% là đường giá rẻ Thái Lan thông qua tuyến biên giới Lào và Campuchia.

Cụ thể, từ 2016 - 2019, mỗi năm Việt Nam nhập lậu từ 710.000 - 890.000 tấn đường nhưng đến năm 2020, lượng đường nhập lậu giảm mạnh chỉ còn trên 200.000 tấn. Do từ năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường với thuế nhập khẩu ở mức 5% nên Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu đường vào Việt Nam theo đường chính ngạch.

Cũng theo TS Quang, dù Việt Nam đang áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường Thái Lan lên tới 47% nhưng lượng đường xuất khẩu vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Nguyên nhân là do Chính phủ Thái Lan trợ giá nên đường có giá thấp vẫn có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu của Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả