menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoa Thanh

'Đừng hi vọng kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi sau dịch virus Vũ Hán'

Theo Bloomberg, dịch virus corona ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại, cung - cầu và dòng chảy hàng hóa của Trung Quốc.

Dịch virus corona đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn hi vọng ảnh hưởng của dịch với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ theo hình chữ V, nghĩa là tăng trưởng giảm tốc đáng kể trong quý I, nhưng phục hồi mạnh mẽ trong quý II.

Do đó, họ cho rằng cách phản ứng tốt nhất là "nhìn xuyên qua" cuộc khủng hoảng, coi các tác động kinh tế của đại dịch là có thể kiềm chế, chỉ là tạm thời và có thể đảo ngược.

Tuy nhiên, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Mohamed A. El-Erian - cố vấn kinh tế trưởng của Allianz SE - nhận định vẫn còn quá sớm để hi vọng vào một cuộc phục hồi chữ V. Ông cho rằng có nguy cơ kinh tế Trung Quốc di chuyển theo hình chữ U hoặc L trong năm 2020.

'Đừng hi vọng kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi sau dịch virus Vũ Hán'

Theo ông El-Erian, dịch virus corona là cú sốc nghiêm trọng đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc, cung - cầu bị ảnh hưởng, sản xuất và dịch vụ đứt quãng, thương mại trong và ngoài nước đều lao đao.

Tại tỉnh Hồ Bắc, với thủ phủ Vũ Hán là tâm chấn của đại dịch, mọi hoạt động kinh tế - từ sản xuất đến tiêu dùng cũng như giao thông và vận tải hàng hóa - đều đóng băng.

Sau đó, tình trạng tê liệt kinh tế bắt đầu lan rộng khắp Trung Quốc, làm gián đoạn thương mại, du lịch và các hoạt động kinh tế khác. Và đã có đủ bằng chứng cho thấy nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Ví dụ, Apple, Ikea và nhiều thương hiệu lớn đóng hàng loạt cửa hàng tại Trung Quốc. Thương hiệu xa xỉ Burberry thông báo doanh số giảm 3/4 tại thị trường Trung Quốc. Fiat-Chrysler thừa nhận có thể phải đóng cửa một nhà máy ở châu Âu vì vấn đề nguồn cung.

Hàng loạt quốc gia tạm ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc, một số du thuyền sang trọng bị cách ly... Danh sách này là rất dài.

'Đừng hi vọng kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi sau dịch virus Vũ Hán'

Tình trạng tệ liệt tương tự cũng từng xảy ra trên diện rộng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Với việc các hoạt động tài chính bị tắc nghẽn, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong vài năm.

Những người tin tưởng vào sự phục hồi hình chữ V của nền kinh tế Trung Quốc hi vọng rằng dịch virus corona ở quốc gia 1,4 tỷ dân đã đạt đỉnh và tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm mạnh, các trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc hạn chế, vaccine sẽ được phát triển nhanh, và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẵn sàng bơm một số tiền khổng lồ để kích thích nền kinh tế.

Tuy nhiên, chuyên gia El-Erian cho rằng các hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sau khi bị đứt quãng nghiêm trọng. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trước dịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải lần mò trong quá trình chuyển đổi kinh tế đã từng đẩy nhiều quốc gia rơi vào "bẫy thu nhập trung bình".

Vì vậy, chuyên gia El-Erian nhận định vẫn còn quá sớm để tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý II. Nguy cơ kinh tế Trung Quốc di chuyển theo hình chữ U hoặc tệ hơn là L vẫn còn rất lớn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại