24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Kiều Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đồng đô la phớt lờ dữ liệu thị trường yếu kém, tháng Năm có dấu hiệu đã tạo đáy

Tin tức trong thứ Sáu tuần rồi khá tiêu cực. Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ giảm nhiều hơn dự kiến, quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên tồi tệ hơn và nền kinh tế Đức rơi vào suy thoái. Nhưng có vẻ nhà đầu tư đã không quá ngạc nhiên với tin tức này, bằng chứng là thị trường chứng khoán kết thúc phiên trong ngày thay đổi nhiều, tỉ giá USD/JPY tăng, phục hồi các khoản lỗ trước đó.

Tại Hoa Kỳ, chi tiêu tiêu dùng đã giảm 16.4% trong tháng 4, doanh số bán lẻ giảm kỷ lục. Doanh số mặt hàng thời trang giảm 78%, doanh số hàng điện tử giảm 60% và doanh số hàng nội thất giảm 58%. Chi tiêu tiêu dùng đã giảm 8,7% trong tháng trước. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán và USD/JPY đã tăng, một phần phục hồi lại khoản lỗ ban đầu vì nhiều nhà đầu tư cho rằng chúng ta đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất. Các tiểu bang tại Mỹ đang mở cửa trở lại, điều này sẽ giúp chi tiêu, đặc biệt là doanh số bán lẻ tăng trong tháng này.

Trên thực tế, chỉ số sản xuất Empire State đã tăng trở lại lên -48.5 từ -78.2 so với dự đoán chỉ tăng lên -60. Nhiều nhà đầu tư dự đoán chỉ số có thể đang hình thành một đáy ngắn hạn. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan xác nhận dự đoán này, khi chỉ số đã tăng trở lại từ 71.8 lên 73.7 vào tháng Năm.Tuy nhiên, nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục đe dọa Trung Quốc, sẽ rất khó để thị trường chứng khoán có thể chạm đáy.

Trong khi đó, Đức là nước đầu tiên công bố chính thức đi vào suy thoái. Tăng trưởng GDP đã giảm đáng kể ở Anh trong quý 1 và con số quý 2 khi được công bố ​​sẽ chính thức xác nhận rằng Anh cũng rơi vào suy thoái. Nhật Bản được dự đoán ​​sẽ công bố tăng trưởng quý 1 âm và, với nền kinh tế quý 4 năm trước giảm 1.8%, suy thoái kinh tế cũng sẽ sớm đe doạ Nhật Bản. Thật khó để nhà đầu tư có thể lạc quan trước những báo cáo này, đặc biệt là khi Trump đe dọa sẽ cắt đứt toàn bộ mối quan hệ với Trung Quốc. Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong việc cung cấp chip và dược phẩm, do đó không ai sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Mặc dù Đức đã rơi vào suy thoái, đồng euro là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất vào thứ Sáu. Các biện pháp phong toả đang được nới lỏng trên toàn khu vực. Ý tuyên bố sẽ cho phép di chuyển tự do trong nước từ ngày 3 tháng 6. Đức đang nới lỏng kiểm dịch đối với khách du lịch đến từ EU, Khu vực Schengen và Vương quốc Anh. Bắc Âu đang khuyến khích người dân của Litva, Latvia và Estonia đi lại tự do trong khu vực. Các nhà đầu tư xem đây là một bước đi đúng hướng cho của châu Âu và điều này đã thúc đẩy đồng euro tăng cao hơn. GDP của châu Âu cũng khá phù hợp với thời điểm hiện tại và không tệ hơn dự kiến ​​khi GDP giảm 3,8% trong quý đầu tiên.

Ngược lại, đồng bảng Anh là một trong những đồng tiền có thể hiện tồi tệ nhất, giảm hơn 1%. Chúng tôi dự đoán điều này sẽ vẫn tiếp tục trong tuần tới. Không có báo cáo kinh tế nào của Anh được công bố ngày hôm nay, nhưng cuộc đàm phán Brexit giữa Anh và EU vẫn không đi đến đâu. Michel Barnier, ủy viên Uỷ ban châu Âu chịu trách nhiệm cho mối quan hệ với Vương quốc Anh, cho biết ông sẽ cố gắng nhưng không lạc quan rằng sẽ có một thỏa thuận trong thời gian gần. Ông cũng cho biết Vương quốc Anh đang chuẩn bị cho trường hợp không có thỏa thuận nào được đề ra. Giống như Hoa Kỳ, chúng tôi dự đoán thị trường lao động và số lượng chi tiêu của người tiêu dùng vào tuần tới của Anh sẽ khá tiêu cực.

Tất cả ba loại tiền tệ hàng hoá đều được giao dịch thấp hơn, với đồng đô la New Zealand dẫn đầu mức giảm. Chỉ số PMI sản xuất của New Zealand đã giảm xuống 26.1 trong tháng 4. Trước đấy, Ngân hàng Dự trữ đã đưa ra dự đoán tiêu cực và quyết định tăng gấp đôi nới lỏng định lượng. Chúng tôi dự đoán doanh số ngành dịch vụ và bán lẻ tuần tới cũng sẽ tồi tệ. Số liệu của Trung Quốc cũng yếu, gây áp lực lên đồng đô la Úc, với sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ giảm trong tháng Tư. Đồng đô la Canada sẽ thu hút sự chú ý vào tuần tới khi chỉ số lạm phát và số lượng bán lẻ dự kiến ​​được công bố.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả