Dòng chảy tài chính
Tình hình biến động các loại hàng hoá (commodities) cơ bản gồm vàng, dầu và các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ gồm chỉ số Công nghiệp DJ, chỉ số công nghệ Nasdag và chỉ số 500 doanh nghiệp lớn nhất của mỹ S&P 500 sau phiên họp và tuyên bố quan trọng của FED ngày hôm qua.
- Vàng: đây là loại tài sản phòng thủ mạnh khi nền kinh tế bước vào suy thoái hay khủng hoảng nhất thời hoặc dài hạn, đợt rồi nhờ Covid và hiệu ứng lạm phát tháng 5 mà lên sát 1900 usd/ ounce . Tuy nhiên với kết quả cuộc họp của FED vừa rồi cho thấy tình hình kinh tế đang tốt lên của Mỹ thông qua các dấu hiệu về tiêu dùng, lao động... -- Tính an toàn và trú ẩn của vàng giảm đi khi dòng tiền chuyển ra để đi tìm các lớp tài sản khác với suất sinh lời cao hơn -- giảm mạnh khi yếu tố kì vọng này hội tụ vào phiên tối qua.
- Dầu: Tối qua đã có lúc dầu rớt hơn 3% bởi 2 yếu tố cơ bản và kĩ thuật.
Yếu tố cơ bản chính là FED dự định thắt van tiền ở thì tương lai gần (6 tháng tới) và tăng lãi suất ở thì tương lai xa (12 tháng tới) làm giới đầu tư lo ngại tình trạng phục hồi kinh tế sẽ yếu đi và nhu cầu năng lượng giảm theo -- bán dầu.
Yếu tố kĩ thuật: sắp đáo hạn các hợp đồng tương lai (roll over) nên các nhà đầu tư có xu hướng chốt và đóng vị thế hợp đồng giống thị trường phái sinh của mình -- cung tăng và áp lực giảm lên giá
- Về các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ gồm DJ, Nasdag và S&P500 phân hoá cực mạnh tối qua tới từ 2 động cơ chính trong tuyên bố của FED.
1. Sẽ thắt van tiền trong thời gian sắp tới - rút bớt lượng tiền bơm ra thị trường thông qua trái phiếu đặc biệt của FED.
2. Dot plot của các thành viên FED cho thấy sự ủng hộ việc tăng lãi suất sẽ tới sớm hơn vào 2022 (về cuối năm) và 2023 là chắc chắn, điều này sẽ làm chi phí vốn các doanh nghiệp ở Mỹ tăng lên vì tham chiếu theo lãi suất cơ bản mà FED đưa ra.
Vậy thì 2 yếu tố trọng yếu này ảnh hưởng cụ thể như sau:
Nhóm Cổ phiếu công nghệ tăng tốt nhờ đặc trưng của nhóm này là ít sử dụng leverage (đòn bẩy tài chính) và lượng tiền mặt dồi dào dẫn đến ít bị ảnh hưởng bởi sự thắt van cũng như lãi suất tăng lên -- có thể gọi là hưởng lợi trong bối cảnh này.
Nhóm cổ phiếu S&P500: nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ gần như đi ngang và tăng nhẹ nhờ nội lực của mình (tiềm lực, tài lực, thị phần, lợi thế cạnh trạnh...) nên không ảnh hưởng bởi đợt tăng từ từ về lãi suất và thắt van tín dụng này của FED.
Nhóm cổ phiếu nằm trong chỉ số công nghiệp DJ- Có thể xem là chỉ số của HOSE giảm tương đối (không phải mạnh vì mức biến động tầm -1.5% trong phiên mà thôi) là nơi tập trung hầu hết các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ của Mỹ nên coi như là rổ đại diện nhất phản ánh sự kì vọng của giới đầu tư bởi chính sách của FED gồm phục hồi có thể chậm lại và chi phí vốn tăng lên.
Trong đó có nhóm Bank, nhóm Oil, nhóm Consumption (tiêu dùng) là giảm mạnh nhất.
Trên đây là tổng hợp sự phản ánh kì vọng và phân hoá của các chỉ số mà chúng ta theo dõi ở góc độ quốc tế.
Chính sách của FED và SBV hiện tại là độc lập nhau bởi cơ địa 2 bên là khác nhau và có thể nói thẳng chúng ta đang yếu hơn rất nhiều và cần sự hỗ trợ không những từ chính sách tiền tệ mà còn là chính sách và gói hỗ trợ từ chính phủ cho những lực lượng và ngành bị tổn thương nặng nề nhất như lao động tự do, hàng không, du lịch, nhà hàng khách sạn, F&B, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs.
Hiên tại chính phủ đang tập trung chống dịch, sau khi bình ổn và dập đợt dịch thứ 4 này chắc chắn sẽ tung ra một loạt biện pháp hỗ trợ nền kinh tế với quy mô rất lớn và cách làm trực tiếp và hiệu quả hơn đợt trước nhiều!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận