Đơn hàng suy giảm mạnh- Sản xuất, xuất khẩu chậm lại
Theo lẽ thường, quý IV là giai đoạn các doanh nghiệp sản xuất tăng công suất để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường trong dịp cuối năm. Tuy nhiên, năm nay, hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp dường như không đi theo quy luật đó.
Nếu như 2021 là năm rất thành công của doanh nghiệp ngành thép, khi giá bán tăng vọt, xuất khẩu thuận lợi (vì nguồn cung thép toàn cầu bị đứt gãy bởi đại dịch Covid-19 và Trung Quốc - quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất thế giới - đóng cửa một số nhà máy thép sử dụng công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường…), doanh thu xuất khẩu toàn ngành tăng trưởng 124,3% so với năm 2020 thì hiện nay, các nhà máy thép đang trong tình trạng khó khăn khi cung vượt xa cầu, đơn hàng xuất khẩu lẫn đơn hàng trong nước đồng loạt giảm mạnh.
Theo Bộ Công thương, đơn đặt hàng mới của các ngành hàng xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ... đã chậm lại kể từ tháng 9. Lượng hàng bán ra của nhiều doanh nghiệp cũng ít hơn dự kiến, một số nhà sản xuất phải hạn chế tăng sản lượng trong tháng 10.
Ngành thủy sản cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá trị xuất khẩu cá tra trong tháng 10 dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng đây là mức thấp nhất tính theo tháng kể từ đầu năm đến nay.
Khó khăn còn tiếp diễn trong năm 2023
Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra nhận định, các đơn hàng năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực dự kiến sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng...
tình hình thiếu hụt đơn hàng hiện nay có thể kéo dài sang quý I/2023. Ở những thị trường như Mỹ, EU, tình hình lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của người dân.
Mặt khác, nhiều khách hàng đến đặt hàng tại các doanh nghiệp đã đưa ra mức giá chỉ bằng 30 - 50% so với giá bình thường với số lượng lớn. Ông Cẩm lưu ý, nếu doanh nghiệp không nghiên cứu, cân nhắc kỹ vấn đề này, sau khi tình hình khả quan trở lại, các doanh nghiệp phải chịu thua thiệt trong ký kết các đơn hàng lớn.
Rủi ro thêm đối với các doanh nghiệp cao su là mưa lớn kéo dài vào vụ cao điểm, ảnh hưởng đến sản lượng mủ thu hoạch. Hiện tượng La Nina tiếp diễn năm thứ 3 liên tiếp trong 2022 làm gia tăng tần suất và lượng mưa, qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động thu hoạch và sản lượng mủ cao su của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, rủi ro còn đến từ việc suy giảm nhu cầu cao su tại Trung Quốc do thiếu điện. Hàng loạt nhà máy tại Trung Quốc đã phải đóng cửa vì thiếu điện. Xu hướng này kéo dài có thể làm giảm nhu cầu thu mua cao su nguyên liệu do sản xuất bị gián đoạn.
Câu hỏi về cổ phiếu Comment ở dưới bình luận ! - Hỗ trợ nhà đầu tư cơ cấu danh mục
Trên đây là những kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân cho anh chị nhà đầu tư đang hoang mang khi thị trường rung lắc mạnh
Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn, anh chị đang lỗ nặng, kẹp cổ phiếu chưa xử lý được thì kết bạn em hỗ trợ nhé !!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận