24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Mỹ Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp Việt rộng cửa đầu tư kinh doanh vào Myanmar

Tại Hội thảo “Triển vọng của thị trường Myanmar trong giai đoạn hội nhập” diễn ra sáng ngày 19/11, tại TP. Hồ Chí Minh, bà Võ Thị Ngọc Diệp - Tham tán thương mại Việt Nam tại Myanmar nhấn mạnh, đầu tư, kinh doanh tại Myanmar đang có rất nhiều thuận lợi ch

Tăng trưởng thương mại và đầu tư của Việt Nam tại Myanmar

Từ khi thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện vào tháng 8/2017, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng tăng trưởng tích cực. Đến nay, Việt Nam hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn của Myanmar.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2018, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 860 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 702,1 triệu USD, nhập khẩu từ Myanmar 157,8 triệu USD. Trong 9 tháng/2019 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar đạt 708 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 533,1 triệu USD, nhập khẩu từ Myanmar 174,9 triệu USD.

Thị trường Myanmar tiềm năng đối với các nhóm, mặt hàng và dịch vụ từ Việt Nam như: sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm và thiết bị điện, xe máy và xe đạp, thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm, hàng điện tử và điện gia dụng, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông…

Thống kê từ Tổng Vụ đầu tư và quản lý DN Myanmar cho thấy, tính đến nay Việt Nam đứng thứ 7 trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Myanmar với tổng vốn đăng ký trên 2,16 tỷ USD cho 25 dự án. Trong đó 16 dự án sản xuất, 01 dự án dầu khí, 01 dự án khách sạn và du lịch; 01 dự án khai khoáng, 01 dự án chăn nuôi và thủy sản, 03 dự án giao thông và truyền thông, 02 dự án khác. Đến nay, đã có hơn 200 DN Việt Nam đang kinh doanh và đầu tư tại Myanmar dưới nhiều hình thức.

Ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh - cho biết, Myanmar vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, rất hấp dẫn và phù hợp với năng lực sản xuất của DN Việt Nam nói chung và DN TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Từ năm 2011 đến nay, ITPC đã hỗ trợ DN từng bước thâm nhập thị trường và phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Myanmar với hơn 20 hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường tại Yangon, Mandalay, Naypidaw, Bago...

Doanh nghiệp Việt rộng cửa đầu tư kinh doanh vào Myanmar

Bà Võ Thị Ngọc Diệp nhận định, đầu tư, kinh doanh tại Myanmar đang có những thuận lợi vì sản xuất của Myanmar còn yếu và thiếu, nhiều lĩnh vực hàng hóa còn nhiều dư địa phát triển, chưa có rào cản kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Myanmar cùng là thành viên của ASEAN, sản phẩm nhập khẩu ưu đãi về thuế trong nội khối và với các đối tác ASEAN, có những nét tương đồng về văn hóa và quá trình, điều kiện để phát triển đất nước. Đặc biệt, đến nay những thương hiệu hàng hóa Việt Nam đi tiên phong tại thị trường Myanmar đều có những sản phẩm chất lượng tốt, chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng Myanmar như Lioa, Hanvico, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, Vietnam Airlines… góp phần tạo tâm lý ưa chuộng, có thiện cảm với sản phẩm Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường Myanmar không phải không có khó khăn do Myanmar duy trì chế độ cấp phép xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa còn chậm nên những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn sẽ gặp rất nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh. Đại đa số người dân Myanmar có mức thu nhập thấp, khó để tiếp cận với các sản phẩm chất lượng vừa và cao, thói quen, hành vi mua sắm của người dân chỉ quan tâm đến giá rẻ.

Ngoài ra, hệ thống luật pháp Myanmar chưa được hoàn thiện, nhiều vấn đề phải giải quyết và cập nhật theo tình hình thực tế phát sinh, các kênh tiếp cận thông tin pháp luật còn hạn chế, chính quyền địa phương đôi khi chưa nắm rõ quy định của chính quyền trung ương nhằm hướng dẫn DN thực thi, triển khai. "Ngoài rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ lao động của Myanmar chưa cao, phải mất thời gian đào tạo hoặc phải sử dụng lao động nước ngoài thay thế. Vì thế DN Việt khi đầu tư kinh doanh tại Myanmar cần có sự chuẩn bị để đối phó với những khó khăn này, am hiểu chính sách và chủ động thích ứng" - bà Võ Thị Ngọc Diệp nhấn mạnh.

Ông Đặng Hải Nhã - Tổng giám đốc Chi nhánh BIDV Yangon - Chủ tịch Câu lạc bộ DN Việt Nam tại Myanmar (VBCM) cũng lưu ý nguyên tắc tiếp cận thị trường Myanmar là tìm hiểu kỹ thông tin và lường trước các vấn đề phát sinh, kiên trì, bền bỉ và xác định dài hạn. Trong kinh doanh cần trực tiếp (gặp mặt trực tiếp, giới thiệu hàng mẫu), hiểu và tôn trọng văn hóa, tập quán của Myanmar, lựa chọn đối tác bản địa phù hợp và có năng lực, thiện chí hợp tác, kiểm soát được điều kiện thanh toán và quản lý tiền hàng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả