Doanh nghiệp gây sức ép sửa Nghị định 20 khống chế trần chi phí lãi vay?
Gần đây đang có một làn sóng doanh nghiệp thông qua các kênh khác nhau gây sức ép đòi Bộ Tài chính (Chính phủ) phải sửa NĐ20, cụ thể là Khoản 3 Điều 8 liên quan đến việc khống chế trần chi phí lãi vay. Có nên sửa NĐ hay không, và nếu nửa thì theo cách nào để chống được hành vi chuyển nợ tránh thuế?
Ngoài ra, trong bối cảnh ngân sách thâm hụt không lối thoát, tôi hiểu rằng việc giảm nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp cũng có nghĩa là Chính phủ sẽ phải bằng một cách nào đó tăng thuế lên các cá nhân. Do vậy, việc sửa đổi cũng cần xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.
Bối cảnh ra đời của NĐ 20
Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có hai lựa chọn: vay nợ (debt) hoặc tăng vốn chủ sở hữu (equity). Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hiện hành cho phép chi phí lãi vay trả cho chủ nợ được khấu trừ khỏi lợi nhuận chịu thuế, trong khi cổ tức (lợi nhuận chi trả cho chủ sở hữu) lại không được khấu trừ. Do vậy, vay nợ là một cách phổ biến được các doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế sử dụng để tránh thuế thu nhập. Vay nợ càng nhiều, tiền thuế phải nộp sẽ càng thấp.
Như vậy, mấu chốt của hành vi tránh thuế thông qua vay nợ đó là sự đối xử bất bình đẳng của chính sách thuế đối với tiền lãi vay và cổ tức.
Một cách tránh thuế đơn giản nhất đó là chủ sở hữu công ty cho chính công ty của mình vay tiền. Nếu góp vốn, chủ sở hữu sẽ nhận được lợi nhuận (cổ tức) sau khi đã chịu thuế, còn cho vay thì chủ sở hữu sẽ nhận được lãi vay không phải chịu thuế. Khi vay nợ, công ty cũng sẽ nộp một khoản thuế thu nhập thấp hơn so với trường hợp họ không vay nợ.
Các công ty đa quốc gia (MNCs)/FDI cũng sử dụng kĩ thuật tương tự nhằm chuyển tiền về các thiên thường thuế. Các MNCs có thể thành lập một công ty tài chính ở các thiên đường thuế (nơi có thuế suất thu nhập rất thấp khoặc bằng 0), sau đó công ty tài chính này sẽ cho một công ty khác trong cùng tập đoàn (cùng chủ sở hữu) đang hoạt động ở Việt Nam vay tiền. Công ty vay tiền chi trả tiền lãi vay cho công ty ở thiên đường thuế. Bằng cách này các MNCs có thể chuyển tiền từ Việt Nam về các thiên đường thuế trong khi tránh được thuế TNDN ở Việt Nam.
Vay nợ từ một bên thứ ba cũng là một cách khác để tránh thuế thông qua hoạt động thâu tóm (mua lại) hay sáp nhập. Khi đó, một công ty được mua bằng tiền vay nợ bởi một công ty ở nước ngoài. Sau khi hoạt động thâu tóm diễn ra thì khoản tiền này được chuyển thành nợ của công ty được mua. Công ty được mua bây giờ sẽ gánh một khoản nợ khổng lồ và chi phí lãi vay sẽ ăn phần lớn vào lợi nhuận. Do vậy, thường họ sẽ không có, hoặc có lợi nhuận rất thấp sau hoạt động thâu tóm và hầu như không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thương vụ Sabeco gần đây là một ví dụ điển hình về việc thâu tóm bằng tiền vay nợ (từ Thái Lan và Singapore).
Hiện tượng trốn tránh thuế TNDN ở Việt Nam diễn ra với quy mô ngày càng lớn và hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Theo một báo cáo của Tổng Cục Thuế thì chỉ tính riêng năm 2018, số doanh nghiệp vi phạm về thuế là gần 96 nghìn doanh nghiệp, gấp 3 lần con số tương ứng của năm 2010; Tổng số thuế TNDN thu về được sau thanh kiểm tra là khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng; Số giảm lỗ là gần 41 nghìn tỷ đồng.
Keangnam – Vina, một doanh nghiệp 100% vốn của một công ty đa quốc gia của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản là một ví dụ điển hình của việc tránh thuế thông qua chuyển lãi vay. Thông qua hợp đồng vay vốn từ Ngân hàng Kookmin Bank, một đơn vị thành viên trong Tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, Keangnam – Vina đã phải gánh chi phí lãi vay (với lãi suất lên tới 12%) và chi phí dàn xếp vốn lên tới trên 2000 tỉ đồng. Ngoài ra, công ty này còn chuyển giá thông qua việc thuê Keangnam Enterprise – cũng là một thành viên của Tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, để làm tổng thầu EPC. Nhờ đó, Keangnam – Vina liên tục báo lỗ và không nộp thuế TNDN. Khoản lỗ này chuyển thành khoản lãi của Ngân hàng Kookmin Bank và Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc nơi có thuế suất TNDN lũy tiến từ 10 - 22%.
Các công ty chế biến trà xuất xứ từ Đài Loan, bao gồm Công ty Chế biến trà Ô Long Jun Chow, Công ty Trà Đài Loan, Công ty Trà Kinh Lộ, hay Công ty King Wan Chen, v.v. đều vay nợ từ các công ty mẹ với chi phí lãi vay rất cao và liên tục báo lỗ. Ngoài ra, các công ty này còn bị phát hiện bán thành phẩm ra thị trường nước ngoài, nơi có công ty mẹ, với giá rất thấp. Nhờ đó, họ tránh được thuế thu nhập đáng ra phải nộp ở Việt Nam. Sau thanh kiểm tra, các công ty này đã phải ghi nhận từ lỗ lũy kế hơn 300 tỷ đồng sang thành lãi hơn 1000 tỷ đồng.
Tránh thuế thông qua chuyển nợ/lãi vay không chỉ xảy ra ở các MNCs mà còn cả với các công ty trong nước. Các tổng công ty/tập đoàn có xu hướng thành lập nhiều công ty thành viên để có thể dễ dàng điều tiết chi phí/lợi nhuận. Thông thường, lợi nhuận sẽ được “điều tiết” về các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong ngành nghề/địa bàn ưu tiên hoặc mới thành lập còn đang trong thời kỳ được hưởng ưu đãi thuế. Chuyện vay nợ giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam, EVN hay TKV là những ví dụ điển hình.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận