24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vy Lam
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp dệt may chật vật tìm đầu ra

Chiều 29-7, tại hội thảo kết nối cung cầu chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam sau đại dịch do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức tại TP HCM, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, cho biết thời gian qua các doanh nghiệp (DN) dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 18,65 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, hiện nay ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Đáng lo ngại là tiêu dùng tại một số thị trường lớn suy giảm do lạm phát tăng cao như Mỹ, EU; diễn biến phức tạp của xung đột Nga - Ukraine khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến động tỉ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch hay các yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi, yêu cầu xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những vấn đề mà các DN đang đối mặt.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean, dự báo tình hình sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn với DN dệt may. Theo ông Việt, xuất khẩu dệt may vào EU, Mỹ đang giảm 30%-40%; tới đây thị trường Nhật cũng sẽ giảm mua và dự báo giảm mạnh vào quý I/2023. Hiện có DN đang phải cắt giảm sản xuất còn 5 buổi/tuần và khả năng giảm xuống 3-4 buổi/tuần. "Khó khăn tiếp nối khó khăn. DN chỉ có cách kiểm soát chi phí; tiếp tục đầu tư nâng cấp máy móc, công nghệ; nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn của nhãn hàng, nhu cầu thị trường. Ngoài ra, cần đa dạng nguồn cung cấp nguyên liệu; tăng cường kết nối, sáng tạo giữa các DN trong nước để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu trong nước để tăng tính chủ động, giảm lệ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc" - ông Việt nêu giải pháp.

Cũng theo ông Việt, bản thân Việt Thắng Jean đang nỗ lực tìm thêm thị trường để mở rộng đầu ra cho sản phẩm ở một số nước châu Á, Ấn Độ song song với đẩy mạnh thị trường nội địa. "Hiện nay, chúng ta có sẵn hệ thống tham tán thương mại ở các nước, rất mong cơ quan này giúp DN tìm kiếm đầu ra và nguồn nguyên liệu uy tín, hiệu quả hơn" - ông Việt nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả