24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp CNTT bứt phá để đón “đại bàng”

Làn sóng đầu tư chuyển dịch mạnh mẽ từ Trung Quốc về Đông Nam Á giai đoạn hậu dịch Covid-19 sẽ tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông… Đây cũng là cơ hội “vàng ròng” cho các doanh nghiệp ngành này vươn l

Triển vọng lạc quan

Giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) cũng phải đối mặt với khó khăn về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, so với các nhóm ngành xuất khẩu khác, ngành công nghệ vẫn được đánh giá là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Theo Khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 đối với các doanh nghiệp trong ngành CNTT, tổng doanh thu công nghiệp của khối ngành CNTT, điện tử, viễn thông (cả nội địa và FDI) 6 tháng đầu năm ước tính gần 50 tỷ USD, tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu từ khối FDI đạt 47 tỷ USD, chiếm 95% tổng doanh thu.

Để đạt được những kết quả khả quan trong bối cảnh khó khăn chung do tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã có những sự thay đổi trong chiến lược quản trị và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, cơ cấu chi phí, cơ cấu nguồn nhân lực và công tác quản trị rủi ro đang được xem là 3 ưu tiên chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ trong thời gian qua.

Trong năm 2020, mục tiêu tăng trưởng bình quân của ngành CNTT được kỳ vọng đạt 10-15%/năm, tiếp tục là một trong những ngành nổi bật của Việt Nam. Đặc biệt đầu năm 2020, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thông tin và truyền thông khi Việt Nam chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất thành công các thiết bị mạng 5G và thiết bị đầu cuối 5G.

Cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G mang thương hiệu “Make in Vietnam” diễn ra thành công vào tháng 1/2020 đã tạo đà cho việc thương mại hóa dịch vụ, thiết bị 5G vào cuối năm 2020.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp công nghệ, có đến 73,7% doanh nghiệp trong ngành đánh giá thị trường ICT sẽ duy trì đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2020, trong khi có 10,5% doanh nghiệp lạc quan ngành CNTT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

5 cơ hội

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy ngành CNTT-VT trong thời gian tới có nhiều cơ hội phát triển, nổi bật lên là 5 cơ hội:

Thứ nhất, kinh tế Việt Nam đang “thích ứng” với giai đoạn “bình thường mới” với tâm thế lạc quan khi đã thành công trong việc ngăn chặn sự bùng phát dịch Covid-19. Môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá an toàn, tăng trưởng bền vững, tạo động lực cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có cơ hội quảng bá, tiếp thị sản phẩm, đưa thương hiệu “Make in Vietnam” đến thị trường toàn cầu, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ đến từ nước ngoài.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, có tới khoảng 63,2% doanh nghiệp công nghệ tin tưởng việc kinh tế Việt Nam thích ứng trong giai đoạn bình thường mới là cơ hội lớn để phát triển trong tương lai.

Thứ hai ,làn sóng dịch chuyển của các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á đang diễn ra mạnh mẽ. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các nhà đầu tư nước ngoài thay vì chủ yếu đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, bất động sản, bán buôn, bán lẻ… thì nay xu hướng đó đã dịch chuyển sang các lĩnh vực (i) CNTT, công nghệ cao; (ii) Thiết bị điện tử, phụ kiện; (iii) Logistics, thương mại điện tử…

58,9% doanh nghiệp công nghệ nhận định sự dịch chuyển của các nhà sản xuất toàn cầu là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tích cực nâng cao sản xuất, cải tiến và nghiên cứu sản phẩm.

Thứ ba, cú hích Covid-19 đang đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên cả nước. Các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều tăng cường áp dụng những mô hình mới dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số để tối ưu hoá vận hành cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng năng suất, giảm chi phí.

Ngân hàng nhà nước đã trình lên Chính phủ cho phép thí điểm Mobile Money để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Hơn nữa, hành vi người tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tạo “cơ hội vàng” cho lĩnh vực kinh doanh trực tuyến nở rộ, trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Thứ tư, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Việc mở cửa cho thị trường viễn thông đối với doanh nghiệp EU sẽ giúp các doanh nghiệp CNTT Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Thứ năm,thị trường viễn thông sẽ chứng kiến những cuộc đua của các nhà mạng trong việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ 5G để chứng minh trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt khi dịch vụ 5G được thương mại hóa vào cuối năm 2020.

Sự xuất hiện của các smart home, smart city kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của người tiêu dùng Việt ngày càng tăng mạnh, điều này đã tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước có cơ hội hợp tác, hoàn thiện hóa hệ thống tự động, nâng cao áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI)…

Ngoài ra, xu hướng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp truyền thống trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, bất động sản cũng đang chuyển mình sang các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số và thương mại điện tử.

4 thách thức

Bên cạnh những cơ hội nêu trên, ngành CNTT Việt Nam vẫn được đánh giá là ngành công nghiệp non trẻ. Theo khảo sát của Vietnam Report, Top 4 khó khăn thách thức mà các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đang phải đối mặt là:

Doanh nghiệp CNTT bứt phá để đón “đại bàng”
Top 4 khó khăn thách thức mà các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đang phải đối mặt
Thứ nhất,điều kiện nghiên cứu phát triển (R&D) sản phẩm công nghệ còn nhiều hạn chế.

Ngoài chất lượng nguồn nhân sự, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm CNTT của Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều này dẫn đến tâm lý e ngại của doanh nghiệp khi đầu tư cho công tác R&D.

Trong khi đó, nguồn vốn để đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, các nguồn đầu tư từ xã hội chưa được Việt Nam đẩy mạnh.Trongnăm 2018, chi cho hoạt động R&D trong tương quan của Việt Nam chỉ đạt 0,4% GDP so với con số 3,3% GDP của Nhật Bản, 2,2% GDP của Singapore, do vậy, Việt Nam cần ưu tiên cải thiện môi trường nghiên cứu sản phẩm công nghệ.Thứ hai,thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.66,7% chuyên gia và doanh nghiệp theo đánh giá khảo sát của Vietnam Report nhận định thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao là rào cản lớn của các doanh nghiệp công nghệ.

Nguyên nhân chủ yếu từ chương trình đào tạo trong các trường đại học chưa đáp ứng đúng trọng tâm của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ TT-TT, 72% sinh viên CNTT không có kinh nghiệm thực hành và có tới 90% sinh viên không hiểu lĩnh vực mình sẽ làm, trong khi đó, theo số liệu từ TopDev, số lượng lập trình viên có kinh nghiệm 5 – 10 năm chỉ chiếm khoảng 33%, trong khi có tới 53,5% lượng lập trình viên dưới 3 năm kinh nghiệm.

Việc đưa nhân sự CNTT đào tạo chuyên môn tại nước ngoài gặp trở ngại vì trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu của môi trường đào tạo. Song song với đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT ngày càng tăng cao trong kỷ nguyên số, việc thu hút và giữ chân nhân tài tại các doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức, khó khăn.

Thứ ba,thị trường tiêu thụ rối loạn do chưa ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Việt Nam đang trong giai đoạn “bình thường mới”, tuy nhiên nhiều nền kinh tế trên thế giới vẫn đang phải chịu tác động nặng nề mà dịch Covid-19 gây ra.

Vai trò trung tâm của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng dẫn đến các nhà sản xuất toàn cầu gặp khó khăn trong việc cung ứng các linh kiện, thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa bình quân tại Việt nam hiện chỉ đạt 33%, cho thấy mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị ở các công đoạn “thuần gia công” với giá trị gia tăng khiêm tốn.

Sự đứt đoạn nguồn cung đầu vào hoặc thị trường đầu ra có thể kéo dài nhiều năm dẫn đến các doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với việc ngừng hoạt động do thiếu vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Thứ tư,thiếu chính sách, thể chế, quy định pháp luật hỗ trợ của Nhà nước. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang trở nên phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt khi có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài. Việc xử phạt các hành vi đánh cắp dữ liệu chưa được đánh giá đúng do chưa có những chế tài đủ sức răn đe gây thiệt hại cho các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp.

4 xu hướng công nghệ trong giai đoạn chuyển đổi số quốc gia

Dịch COVID-19 đã trở thành cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam quyết liệt hơn trong mục tiêu thực hiện chuyển đổi số, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn bình thường mới.

Doanh nghiệp CNTT bứt phá để đón “đại bàng”
4 xu hướng công nghệ
Trí tuệ nhân tạo tiếp tục là công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong thập niên qua, trí tuệ nhân tạo AI gần như đang chiếm lĩnh mọi lĩnh vực trong đời sống chăm sóc sức khỏe – y tế, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, sản xuất... Tuy nhiên, AI hiện nay vẫn chưa được khai thác hết khi một thuật toán máy học thường chỉ làm một việc nhất định, lượng dữ liệu để một sản phẩm AI làm tốt việc là rất lớn, vì vậy, việc nghiên cứu để khái quát hóa các sản phẩm AI vẫn là một nguồn tài nguyên dồi dào để các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục khám phá.

Theo khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy, đến nay những sản phẩm của công nghệ AI được người tiêu dùng nhận diện dễ dàng dưới các sản phẩm dịch vụ: (i) Ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt như mở khóa điện thoại, chấm công…, (ii) Trợ lý ảo, (iii) Ứng dụng chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói giống con người, (iv) Trò chơi 3D và hoạt ảnh các nhân vật ảo tạo cảm giác thực và tương tác xã hội và (v) Sản phẩm y tế (thiết bị đeo thông minh cảnh báo sức khỏe, thiết bị bay không người lái chăm sóc sức khỏe qua video call).

Bảo mật dữ liệu, an ninh mạng là nền tảng của xu thế chuyển đổi số

.Trong giai đoạn làm việc tại nhà (Work from home), làm việc trực tuyến tăng lên đã cho thấy tầm quan trọng của bảo mật an ninh mạng ngày nay. Nhân viên làm việc tại nhà có khả năng sử dụng các thiết bị không được quản lý, không an toàn để truy cập vào các hệ thống của doanh nghiệp dẫn đến việc đặt các hệ thống và dữ liệu kinh doanh quan trọng vào tình huống rất nhạy cảm. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công trên mạng có xu hướng khai thác trên các thiết bị điện tử, tài khoản trực tuyến cá nhân của nhân viên, trong khi hệ thống bảo mật của các thiết bị, đường truyềntại nhà thường không được quan tâm, quản lý chặt chẽ. Mất quyền kiểm soát các thiết bị của doanh nghiệp là một mối quan tâm rất đáng lo ngại.

Các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây mang lại sự linh hoạt trong sử dụng dữ liệu

.Giai đoạn giãn cách xã hội, các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây phục vụ công tác học tập, làm việc từ xa như Zoom, Slack hay Microsoft Team được sử dụng phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ứng dụng trên nền tảng đám mây đã chứng minh khả năng hỗ trợ các nhu cầu bảo mật dữ liệu, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với các mô hình tính toán truyền thống chủ yếu dựa trên hạ tầng phần cứng tốn kém nằm trong các trung tâm dữ liệu tập trung. Ứng dụng đám mây lai trở thành một hướng đi khả thi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, khả năng khôi phục dữ liệu, sao lưu còn hứa hẹn tăng doanh thu theo cấp số nhân cho các nhà mạng.
Các thế hệ IoT hứa hẹn sự bùng nổ khi mạng 5G thương mại hóa.

Năm 2020, từ khóa IoT không còn được nhắc đến như một điểm nóngvà đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, việc triển khai thành công mạng 5G, tiến tới thương mại hóa vào cuối năm 2020 hứa hẹn một sự tăng trưởng bùng nổ của IoT trong thời gian tới. Xu hướng IoT đang dần thay đổi theo các hướng (i) Consumer IoT (CIoT) sang Industrial IoT (IIoT), (ii)IoT kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), (iii)IoT tích hợp giọng nói không chỉ dừng lại ở nhà thông minh, (iv) IoT tích hợp giọng nói, (v) Bảo mật IoT... Mặc dù IoT còn gặp các rào cản về bảo mật thông tin, an ninh mạng, tuy nhiên, tỉ lệ kết nối Internet ngày càng phổ biến, công nghệ di động là trung tâm của mọi thiết bị thì các nguồn đầu tư lớn vẫn đang tiếp tục đổ vào IoT.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả