Định giá thị trường không rẻ, P/E đang "cheo leo" trên đỉnh nếu bỏ nhóm ngân hàng
Nhận định về bối cảnh thị trường hiện tại, bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng phòng Phân tích FiinGroup dựa trên 3 tiêu chí chính.
Bên cạnh lực đỡ từ dòng tiền tổ chức trong nước, khối ngoại cũng đã giảm bán ròng trong thời gian gần đây, trong đó có cả quỹ chủ động và ETF. Quy mô bán ròng của khối ngoại giảm chỉ bằng khoảng 20% mức bán ròng cao điểm thời gian trước. Đây là điểm tích cực cho thị trường khi áp lực từ "cá mập" không còn quá lớn.
Tuy nhiên, nhóm nhà đầu tư cá nhân đã quay đầu bán ròng trong tháng 8 sau nửa đầu năm "gồng gánh" thị trường. Nhóm này có xu hướng chốt lời những nhóm tăng điểm tốt trong thời gian gần đây như sữa, bán lẻ.
Nếu xét nhóm định giá ngân hàng, P/B nhóm này dao động khá ổn định trong 1,4-1,6 lần trong 2 năm qua, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2021-2022. Song nhìn vào bức tranh nửa đầu năm và triển vọng nửa cuối năm, mức P/B hiện của nhóm ngân hàng là hợp lý chứ không thể nói là rẻ. Vì định giá hiện tại đang phản ánh chất lượng tài sản của ngành ngân hàng sau những hệ luỵ từ những diễn biến tiêu cực về thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản trong năm 2022.
"Hiện tại, triển vọng ngành cũng chưa thực sự khả quan trong khi chỉ số giá ngành ngân hàng vẫn duy trì đi ngang ở vùng đỉnh. Do đó, dòng tiền vào nhóm ngân hàng cũng khó gia tăng thêm", bà Vân cho biết.
Từ việc phân tích ba yếu tố trên, bà Vân nhìn nhận thị trường đang có sự tham gia của tổ chức trong nước, khối ngoại giảm bán ròng. Bên cạnh đó, số lượng ngành có mức độ hồi phục so với giai đoạn trước ít hơn, hàm ý là vẫn còn dư địa tăng cho nhóm ngành khác và thị trường vẫn có cơ hội tiếp tục hồi phục khi có thêm những yếu tố hỗ trợ.
Định giá thị trường ở mức thấp cũng làm giảm rủi ro thị trường điều chỉnh và tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn. Dù vậy, định giá không thực sự rẻ do bị ảnh hưởng bởi nhóm ngân hàng, nên nhà đầu tư có kỳ vọng cũng nên thận trọng trong giai đoạn hiện tại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận