Điện khí đón “tín hiệu sáng”, NT2 bứt phá mạnh mẽ
Năm 2023, nhiệt khí được ưu tiên phát triển thay thế nhiệt điện than, trong khi đó, thuỷ điện suy yếu do El Nino và năng lượng tái tạo chỉ vận hành tại khung giờ nhất định.
Mùa hè nóng nực hơn với sự trở lại của pha El Nino khiến nhóm thuỷ điện thoái trào, trong khi các hoạt động thương mại, dịch vụ đang dần phục hồi về mức trước đại dịch khiến nhu cầu điện đột biến ở nhóm ngành Tiêu dùng dân cư – Dịch vụ. Đây chính là cơ hội của nhóm điện khí và điện than.
Nguồn: VND
Trong báo cáo triển vọng cổ phiếu ngành điện, VNDirect (VND) dự báo nhiệt điện khí có thể sẽ ghi nhận tình trạng huy động tích cực với 12% tổng tỷ trọng. Bên cạnh đó, giá đầu vào hạ nhiệt là yếu tố cơ bản hỗ trợ huy động điện khí tích cực hơn trong 2023.
VND cho biết khoảng cách giá điện khí và điện than đang được thu hẹp dần do giá than hiện tại đang neo cao hơn nhiều so với quá khứ. Trong giai đoạn 2023-24, dự báo giá dầu Brent sẽ duy trì ở mức thấp hơn so với đỉnh 2022, và khoảng 85- 80USD/thùng, hỗ trợ giá khí giảm. Giá bán điện khí đang có tính cạnh tranh hơn và rẻ hơn nhiều so với các nhà máy điện than nhập khẩu.
Đồng thời, nhiệt khí ưu tiên phát triển thay thế nhiệt điện than với tỷ trọng trong cơ cấu nguồn đi điện tăng từ mức 11% năm 2022 lên 25% năm 2030.
Nhóm điện khí tiếp tục tỏa sáng
Do đó, điện khí vẫn đóng vai trò quan trọng, là nguồn điện chạy nền đảm bảo tính đầy đủ của hệ thống cũng như hưởng lợi từ giá CGM neo cao. Ước tính sản lượng điện khí sẽ tăng 15% svck và 9% svck giai đoạn 2023-24, và POW, NT2, PGV sẽ là một số cái tên nổi bật hưởng lợi từ xu hướng này.
Kết hợp với việc EVN đã điều chỉnh tăng giá điện bình quân và chính sách Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt, các mã điện khí đã liên tục toả sáng trong những phiên gần đây.
Biến động giá NT2
Phiên sáng 22/5, NT2 tăng mạnh nhất nhóm với 4,3% lên mức 33.100 đồng/cp, tương ứng tăng 18% sau 1 tháng. Đánh giá về tiềm năng của NT2, các chuyên gia nhận định sự tăng trưởng của nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao và miền Nam hiện đang là khu vực có nhu cầu phụ tải cao nhất cả nước là yếu tố thúc đẩy sản lượng NT2 tiếp tục được huy động cao trong năm nay (thuỷ điện suy yếu, năng lượng tái tạo chỉ hoạt động ở một số khung giờ nhất định.
Ngoài ra, việc không có khoản nợ nước ngoài có thể giúp NT2 tránh được tác động của việc tăng lãi suất cho vay và rủi ro tỷ giá mà các đối thủ cạnh tranh đang phải đối mặt.
NT2 đã trả hết nợ vay dài hạn
Năm 2023, NT2 đặt chỉ tiêu sản lượng khí đạt 4.100 triệu kWh, khối lượng khí đạt 779 Tr.Sm3; tổng doanh thu kỳ vọng đạt 8.299 tỷ đồng, tổng chi phí là 7.801 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 473 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp lần lượt giảm 5,83% và giảm 46,4% so với thực hiện năm 2022.
Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh năm 2023, NT2 ước đoán trong 3 tháng 8, 9, 10 sẽ lỗ ít nhất 180 tỷ đồng. Để bù lỗ, Công ty sẽ lấy lợi nhuận từ tháng 7, tháng 11, 12.
Sản lượng điện sản xuất của NT2 thường thấp trong quý 3 hàng năm
Do đó, kế hoạch Công ty đưa ra là đến thời điểm 30/6 sẽ phải đạt lợi nhuận 450 – 500 tỷ đồng, đây là mục tiêu cao và không dễ. Do đó, trong quý 1/2023 vừa qua, Công ty đã nỗ lực và ước đạt 230 tỷ đồng lợi nhuận, bằng 46% kế hoạch năm.
"Việc đưa ra kế hoạch kinh doanh thấp do NT2 đã tính toán căn cứ vào các tác động, phù hợp với diễn biến, tính toán hiện tại. Ban lãnh đạo cũng mong muốn kết quả sẽ vượt con số này, nhưng vượt bao nhiêu và có tốt bằng năm 2022 thì tôi không dám hứa", ông Ngô Đức Nhân, Giám đốc NT2 nói.
Về kế hoạch trả cổ tức, ông Ngô Đức Nhân cho biết, Công ty vẫn đặt chỉ tiêu cổ tức 15% để làm động lực phấn đấu cho cán bộ công nhân viên tạo niềm tin cho cổ đông.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận