24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Việt Nữ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dịch Covid-19 có thể kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu?

Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục trên quá trình phân ly kinh tế trong bối cảnh quá trình đảo ngược toàn cầu hóa đang diễn ra rộng rãi. Dịch Covid-19 không khiến cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đi trên con đường này. Nó chỉ thúc đẩy nhanh quá trình xảy ra mà thôi.

Dịch Covid-19 làm đảo lộn mọi dự báo

Đầu năm 2020, mọi người đều cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên tốt hơn. Tốc độ tăng trưởng chậm lại một chút trong năm 2019: giảm từ 2.9% xuống còn 2.3% ở Mỹ và từ 3.6% lùi về 2.9% trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điều này không chứng minh được nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Trong tháng 01/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF - International Monetary Fund) dự kiến tốc độ tăng trưởng của toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2020. Song, dịch Covid-19 đã thay đổi tất cả.

Những dự đoán ban đầu về tác động của Covid-19 được mô phỏng từ dịch SARS. Năm 2003, dịch SARS, một bệnh dịch tương tự Covid-19, cũng bùng phát ở Trung Quốc và lan khắp toàn cầu. Tăng trưởng GDP của các quốc gia bị một cú sốc nhưng phục hồi nhanh chóng sau đó. Nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên và doanh số của các công ty được cải thiện.

Tuy nhiên, qua thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy dịch Covid-19 có khả năng gây thiệt hại cao hơn và lâu dài hơn rất nhiều so với SARS. Covid-19 không những gây ra nhiều cái chết hơn SARS mà còn lây lan nhanh và khó phát hiện hơn. Bên cạnh đó, nó còn khoét sâu những lỗ hổng kinh tế đang tồn tại ở Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với thập kỷ trước. Tất nhiên, sau nhiều thập kỷ tăng trưởng hai con số, đó là điều hợp lý. Trung Quốc đang cố gắng để tránh bị rơi vào khủng hoảng, nhưng các ngân hàng Trung Quốc lại nắm giữ rất nhiều nợ xấu là một rủi ro khá lớn.

Bởi vì Covid-19 bùng nổ khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ do các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại. Đây chính là cơ sở để giới chuyên gia đưa ra dự đoán về một sự sụt giảm mạnh của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay (mức tăng trưởng của năm ngoái là 6.1%). Trong cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính trong nhóm G20, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2020 xuống còn 5.6% - mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Điều này, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đáng kể bởi vì kinh tế thế giới đang ảnh hưởng khá nhiều vào Trung Quốc. Trong năm 2003, Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu, hiện tại thì con số đó đã lên mức 17%.

Hơn nữa, bởi vì Trung Quốc là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu, sự gián đoạn sẽ làm suy yếu nguồn đầu ra ở những quốc gia khác. Các nhà xuất khẩu hàng hóa - bao gồm Úc và hầu hết các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông - có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất vì Trung Quốc đang ngày càng trở thành khách hàng lớn nhất của họ. Các đối tác thương mại khác của Trung Quốc cũng rất dễ bị tổn thương.

Dịch Covid-19 có thể kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu?
Nguồn: All Things Supply Chain

Theo số liệu thống kế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản giảm 6.3% trong quý 4/2019 do hoạt động tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng bởi việc Chính phủ tăng thuế tiêu dùng. Thêm vào đó, sự thâm hụt thương mại với Trung Quốc và suy thoái kinh tế, được định nghĩa bởi sự sụt giảm GDP trong hai quý liên tiếp, là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Sản xuất ở châu Âu cũng bị ảnh hưởng đáng kể, vì châu Âu phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế hơn Hoa Kỳ và liên kết mật thiết hơn với Trung Quốc thông qua các chuỗi cung ứng. Đức thoát khỏi suy thoái kinh tế vào năm ngoái nhưng may mắn khó có thể lặp lại trong năm 2020, nếu không thực hiện một số chính sách tài khóa mở rộng. Đối với Vương quốc Anh, Brexit có thể để lại những hậu quả kinh tế đáng sợ.

Tất cả điều này có khả năng xảy ra ngay cả khi Covid-19 không trở thành đại dịch toàn cầu. Bóng ma của bệnh truyền nhiễm có xu hướng tác động nặng nề đến các hoạt động kinh tế; bởi vì khi đó những người khỏe mạnh sẽ tránh đi du lịch, giảm chi tiêu, mua sắm và thậm chí không muốn đi làm.

Quá trình phân ly kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra

Một số người vẫn lạc quan về sự tăng trưởng, bắt nguồn từ các thỏa thuận thương mại gần đây được đàm phán bởi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump: thỏa thuận “giai đoạn 1” với Trung Quốc và sửa đổi hiệp định thương mại tự do với Canada và Mexico. Mặc dù những thỏa thuận này trông có vẻ tốt nhưng tôi cho rằng tình hình hiện nay không tốt hơn giai đoạn trước khi Trump nhận chức là mấy.

Hãy xem xét lại thoả thuận “giai đoạn 1” với Trung Quốc: nó không chỉ có mức thuế cao mà còn thiếu mất sự tin tưởng từ cả hai phía. Trong mọi trường hợp, tác động của nó sẽ bị hạn chế. Trung Quốc có thể không thực hiện hoặc chỉ thực hiện cầm chừng cam kết sẽ mua thêm hàng hóa trị giá 200 tỷ USD từ Mỹ. Nguy cơ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu nằm dưới mức 2.5%, ngưỡng cảnh báo do IMF đặt ra, đã tăng lên đáng kể.

Chú thích của tác giả: Không giống như các nước phát triển, tăng trưởng toàn cầu hiếm khi xuống dưới 0 bởi vì các nước đang phát triển có mức tăng trưởng trung bình khá cao.

Ngay cả khi suy thoái kinh tế không xảy ra trong thời gian tới, cách tiếp cận thương mại của Tổng thống Donald Trump có thể kết thúc của kỷ nguyên tăng trưởng huy hoàng của thương mại quốc tế. Thay vào đó, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục trên quá trình phân ly kinh tế (decoupling) trong bối cảnh quá trình đảo ngược toàn cầu hóa (deglobalisation) đang diễn ra rộng rãi. Dịch Covid-19 không khiến cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đi trên con đường này. Nó chỉ thúc đẩy nhanh quá trình xảy ra mà thôi.

Dịch Covid-19 có thể kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu?
Nguồn: South China Morning Post

Chú thích: Phân ly kinh tế (decoupling) được xem là quá trình đảo ngược của toàn cầu hóa (globalisation). Phân ly giúp nền kinh tế quốc gia ít bị rủi ro đến từ bên ngoài hơn nhưng lại làm mất đi đáng kể những lợi ích có được từ tự do thương mại và đầu tư nước ngoài.

* Bài viết thể hiện quan điểm của Jeffrey Frankel đăng trên Project Syndicate

Giới thiệu về Jeffrey Frankel

Ông là giáo sư dạy mảng tích lũy và phát triển tài sản tại Đại học Harvard. Ông từng tham gia Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng trong thời gian ông Bill Clinton giữ chức Tổng thống Mỹ.

Ông cũng là chuyên gia cao cấp tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ. Ông nằm trong số 50 nhà kinh tế có ấn phẩm nghiên cứu (sách chuyên khảo, tạp chí hàn lâm…) được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

Dịch Covid-19 có thể kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu?
Nguồn: Đại học Harvard
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả