menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Tùng

Để đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 300 tỷ USD

Một số chuyên gia xuất khẩu cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất của việc để tăng trưởng nền kinh tế nói chung và tăng cường xuất khẩu nói riêng của chúng ta là phải cải cách thể chế...

Đánh giá về con số 514 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và con số xuất siêu gần 11 tỷ USD của năm 2019, PGS.TS. Phạm Tất Thắng - chuyên gia thương mại cao cấp cho biết, thật bất ngờ bởi lẽ đầu năm 2019 chúng ta đánh giá có rất nhiều khó khăn và khó có thể đạt được mức độ tăng trưởng cao. Đây là tiền đề quan trọng để Chính phủ đặt mục tiêu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cán mốc 300 tỷ USD.

Nhìn lại bức tranh xuất khẩu từ ngày đổi mới năm 1986, Việt Nam không có một mặt hàng xuất khẩu nào đạt tới 200 triệu USD; mãi đến năm 2005 mới chỉ có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt được 1 tỷ USD; thế nhưng đến năm 2019 chúng ta đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên. Hơn thế, nếu nhìn vào trước đây chúng ta chủ yếu là xuất khẩu những mặt hàng nguyên liệu, tài nguyên, như dầu thô, dệt may gia công, gạo…; thì năm 2019, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao như: điện thoại, linh kiện máy tính, đồ điện tử lại rất cao và chiếm tỷ trọng lớn.

“Điều đáng mừng là trong suốt một thời gian dài, xuất khẩu của chúng ta chủ yếu trông vào các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì năm 2019 này, tốc độ tăng trưởng của các DN 100% vốn trong nước lại rất cao. Thật tuyệt vời khi nó cao hơn gấp hơn gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của các DN FDI. Điều này cho thấy nội lực của các DN Việt Nam đã có sự chuyển biến rất tích cực”, ông Thắng cho hay.

Năm 2020, Bộ Công thương đánh giá có rất nhiều yếu tố cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu, như: kinh tế thế giới tiếp tục đà giảm tốc và dự báo nhu cầu tiêu dùng tiếp tục giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và gay gắt hơn. Cùng với đó là căng thẳng thương mại giữa nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục tác động đa chiều tới hoạt động thương mại của Việt Nam vì thế dự báo hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2020 là không dễ dàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại tỏ ra khá lạc quan với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cán mốc 300 tỷ USD khi có một sự hỗ trợ rất đắc lực và thiết thực của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác cho hoạt động xuất khẩu để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ bất chấp kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt tới 7,02% trong năm 2019 và GDP bình quân đầu người đã đạt mốc 3.000 USD. Đặc biệt là nhờ có xuất siêu 11 tỷ USD nên dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng cao kỷ lục, gần chạm ngưỡng 80 tỷ USD. Năng lực cạnh tranh quốc gia do Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng Việt Nam đã đạt được ở mức cao nhất từ trước đến nay, thứ hạng 61/141 quốc gia xếp hạng.

Ngoài ra, chỉ số năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng được tăng lên 3 bậc so vớinăm 2018 và động lực tăng trưởng kinh tế của chúng ta năm 2019 là nhữngmặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo chứ không phải là khai thác tài nguyên…

Bình luận về các giải pháp để có thể đạt mục tiêu 300 tỷ USD giá trị xuất khẩu, ông Phạm Tất Thắng cho biết, Chính phủ đã nêu ra những giải pháp hết sức cụ thể, đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng, để đạt giá trị xuất khẩu 300 tỷ USD không phải chỉ có sự cố gắng của riêng các DN xuất khẩu mà cần phải phát triển dịch vụ logictics và dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch…

“Vấn đề cốt lõi mà Thủ tướng muốn nhắn gửi là tất cả các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân phải có sự liên kết để cùng nhau đạt được mục tiêu mà quốc gia đã đặt ra”, ông Thắng nhấn mạnh.

Ở một góc nhìn khác, một số chuyên gia xuất khẩu cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất của việc để tăng trưởng nền kinh tế nói chung và tăng cường xuất khẩu nói riêng của chúng ta là phải cải cách thể chế. Nhũng nhiễu DN là một căn bệnh đã theo đuổi chúng ta trong suốt thời gian vừa qua, tuy nhiên trong những năm gần đây, điều này đã được cải thiện đáng kể và đây chính là một trong những nguyên nhân giúp chúng ta đạt được kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2019.

“Phải nói rằng Thủ tướng đã bắt đúng bệnh và đã kê đơn đúng thuốc. Việc quan trọng bây giờ là chúng ta cần phải kiên quyết điều trị dứt điểm căn bệnh này để nền kinh tế ngày càng khởi sắc hơn”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại