24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Phong
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay nước ngoài

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết ngày 10-6, giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài của các bộ, ngành chỉ đạt 1.253 tỷ đồng, bằng 7,53% so dự toán được giao. Vốn đã giải ngân của các địa phương bằng 1,73% dự toán.

Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân 0%

Tại hai hội nghị về giải ngân vốn đầu tư công bằng nguồn vay nước ngoài vừa được tổ chức đầu tháng 6, Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết ngày 10-6, các bộ, ngành mới giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nguồn nước ngoài được 1.253 tỷ đồng, đạt 7,53% so dự toán được giao. Ở các địa phương, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều, chỉ bằng 1,73% dự toán. Ðáng chú ý là có tới 8 trong số 12 bộ, ngành, 37 trong số 63 địa phương chưa giải ngân được đồng vốn nào trong 6 tháng đầu năm.

Các bộ, ngành và địa phương đã nêu rất nhiều vấn đề vướng mắc ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, thậm chí chưa hoàn thành thủ tục đàm phán hoặc chưa ký hiệp định vay nhưng đã được bố trí vốn.

Ngược lại, có dự án đã được bố trí vốn nhưng lại không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; dự án đã đề xuất dừng triển khai nhưng vẫn được bố trí dự toán, sẽ phải hủy dự toán; dự án có vướng mắc trong khâu đấu thầu, chưa phê duyệt hợp đồng (phát sinh ở phần lớn các dự án); vướng mắc với tổng thầu; vướng với nhà tài trợ về phạm vi các gói thầu nên chưa thể triển khai; dự án thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay với các nội dung như gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân, sử dụng vốn dư, điều chỉnh chủ đầu tư, điều chỉnh tỷ lệ thanh toán ngoại tệ/nội tệ, điều chỉnh kinh phí giữa các hạng mục đã được quy định tại hiệp định vay cũng ảnh hưởng đến giải ngân. Bên cạnh đó, trong năm tháng đầu năm, tác động của đại dịch Covid-19 tiếp tục nặng nề đã ảnh hưởng việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát...

Bám sát tiến độ và nhu cầu giải ngân

Một loạt giải pháp được thống nhất để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, đáng chú ý là các giải pháp đối với các cơ quan chủ quản. Việc rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, bảo đảm sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống Tabmis để các dự án có thể giải ngân là quan trọng. Cơ quan chủ quản phải thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn của các chủ dự án, kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệthợp đồng.

Ðối với các chủ dự án, cần tập trung hơn nữa vào triển khai các chương trình, dự án để kịp thời có khối lượng cho giải ngân. Chủ động báo cáo cơ quan chủ quản và các bộ, ngành liên quan về các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời. Về phía các địa phương, cần rà soát việc phân bổ lại dự toán phù hợp với tiến độ triển khai các dự án, chủ động điều chỉnh dự toán và báo cáo các cơ quan có trách nhiệm trong trường hợp giảm dự toán được giao; xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm bàn giao mặt bằng sạch cho dự án đúng tiến độ.

Riêng đối với các cơ quan tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cần có cơ chế đơn giản hóa hoặc rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với trường hợp được gia hạn thời gian thực hiện dự án, có cơ chế bố trí kế hoạch phù hợp với đặc thù giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi; tránh trường hợp hiện hữu là dự án đã bố trí vốn năm 2021 nhưng lại không có tên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong việc giao và điều chỉnh kế hoạch vốn, bảo đảm đến tháng 7-2021 kế hoạch vốn năm 2021 đã được điều chỉnh sát với thực tế và khả năng giải ngân của các dự án.

Về phía Bộ Tài chính, cần tiếp tục tăng cường kiểm soát và rút ngắn thời gian hoàn chứng từ đối với hình thức thanh toán qua tài khoản đặc biệt. Tiếp tục hoàn thiện quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để bảo đảm đúng thời hạn quy định; không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do. Triển khai thí điểm áp dụng cơ chế thông báo nhận nợ định kỳ với các địa phương thông qua Sở Tài chính nhằm hỗ trợ các địa phương chủ động và kịp thời bố trí trả nợ cho Chính phủ, bắt đầu từ tháng 7 và tiến tới áp dụng chính thức trong năm 2021.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả