menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Đầu tư 1 triệu đô la/1MW nhưng vẫn thiếu điện

Từ nay đến 2025, Việt Nam phải tăng thêm khoảng 50 ngàn MW công suất điện nguồn (các loại thủy điện, nhiệt điện, điện gió...) với chi phí đầu tư từ 7 đến 10 tỉ đô la Mỹ nên Chính phủ sẽ thay đổi các chính sách để thu hút thêm các nguồn năng lượng mới.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hôm 22-7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, nếu không có khoảng 50 MW công suất nguồn điện mới trong vòng 5 năm nữa, Việt Nam ngày càng đối diện với nguy cơ thiếu điện nhiều hơn. Kinh phí mỗi năm sẽ cần từ 7 đến 10 tỉ đô la cho nguồn điện này, chưa kể các nguồn cho đầu tư lưới truyền tải điện. “Do đó, chúng ta cần phải có chính sách để huy động các nguồn lực”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung sửa đổi các luật như Luật điện lực, Luật dầu khí, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời xây dựng các cơ chế đặc thù trong đầu tư phát triển các dự án năng lượng,cơ chế tài chính, huy động các nguồn vốn cho truyền tải điện...

Việt Nam đã có thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ đầu năm 2019 và điều chỉnh giá bán lẻ theo cơ chế thị trường do Nhà nước kiểm soát. Đối với ngành than, chỉ còn khâu cung cấp than cho điện chưa thực hiện theo đúng cơ chế thị trường. Ngành khí đã hoạt động cạnh tranh khâu khai thác và nhập khẩu khí tự nhiên với một đầu mối thu mua tại thượng nguồn. Ngoài ra, còn cho phép cạnh tranh kinh doanh nhập khẩu và phân phối trên thị trường nội địa đối với các loại LNG, CNG, LPG.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, từ một nước xuất khẩu năng lượng, do nhu cầu cao và đầu tư không kịp, hiện Việt Nam đã thành nước nhập khẩu thô năng lượng. Do vậy, Chính phủ sẽ cho phép tăng cường hợp tác để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài. Về ngắn hạn, Chính phủ sẽ thúc đẩy việc trao đổi điện với các nước như Lào, Campuchia và Trung Quốc. Mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư dự án năng lượng ở nước ngoài một cách hiệu quả.

Đến cuối năm nay, tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam là hơn 59 ngàn MW. Trong đó, công suất nguồn do công ty mẹ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tổng công ty phát điện sở hữu, chi phối là 19.970 MW (chiếm 50,6% tổng công suất nguồn toàn hệ thống). Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 dự kiến đạt 227,99 tỉ kWh, tăng 8,7% so với năm ngoái. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hằng năm đạt 9,67%/năm. Sản lượng điện thương phẩm bình quân trên đầu người của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến đạt 2.320 kWh/người; gấp gần 1,5 lần so với năm 2015.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả