Dầu Nga “lách” cấm vận chảy về châu Âu
Trung Quốc và Ấn Độ âm thầm trở thành nhà cung ứng năng lượng hóa thạch tinh chế cho châu Âu sau khi “kiên cường” nhập khẩu ồ ạt từ Nga.
Việc châu Âu mạnh dạn từ bỏ nguồn năng lượng hóa thạch từ Nga gây ra hoài nghi. Đặc biệt, châu lục này nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng năng lượng mùa đông 2023 càng củng cố thêm quan điểm rằng cấm vận dầu Nga chỉ là cách gọi khác của một chiến lược ép giá được tính toán kỹ lưỡng.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga, được thông qua trong gói trừng phạt thứ 6 của EU, đã chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2022. EU, Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia cũng đã đặt ra mức giá trần 60 USD/thùng dầu nhập khẩu từ Nga.
Tờ Bloomberg khẳng định, Ấn Độ mua dầu thô Nga giá rẻ, sau đó tinh chế thành dầu diesel và bán sang EU với giá cao. Trong tháng 3/2023, Ấn Độ đã nhập khẩu từ Nga 1,62 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 40% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.
Quốc gia Nam Á vươn lên trở thành top 4 nhà lọc dầu lớn nhất thế giới, cùng với Trung Quốc, là một trong những khách hàng tiêu thụ dầu mỏ Nga - bất chấp mối nguy hiểm bị trừng phạt thứ cấp.
Thật vậy, cho dù châu Âu vẫn tỏ ra thống nhất với Mỹ trong nhiệm vụ gây sức ép tổng thể với Moscow, nhưng họ vẫn có tính toán riêng. Nói cách khác, lệnh trừng phạt được thiết kế để nắn lại dòng dầu từ Nga sang nước thứ 3 rồi quay lại châu Âu.
Với quy định hiện hành của EU, việc mua dầu thô của Nga rồi tinh chế và bán lại cho khối này là hợp lệ. Cụ thể, khi dầu thô của Nga được chế biến thành nhiên liệu ở một quốc gia bên ngoài khối như Ấn Độ, các sản phẩm tinh chế có thể được chuyển đến EU vì chúng không được coi là có nguồn gốc từ Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành trung tâm phân phối khí đốt Nga, trung tâm này sẽ cho phép Nga chuyển tiếp khí đốt từ các đường ống dẫn khí Nord Stream đến khu vực Biển Đen.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận