24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Quyết
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dấu ấn buồn của những ngân hàng 0 đồng

Những dấu ấn rất buồn!

Theo ước tính của Kiểm toán Nhà nước, số lỗ mỗi năm của 3 ngân hàng 0 đồng lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Bộ Chính trị xác định, trong thời gian giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2011 - 2016), ông Nguyễn Văn Bình (nay là Trưởng ban Kinh tế T.Ư) đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm “gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục”.

Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đối với các ngân hàng gồm Ngân hàng Xây dựng (Việt NamCB, nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ở một lĩnh vực điều hành khác của NHNN trong giai đoạn 2012 - 2016 nổi lên vấn đề được dư luận quan tâm và từng tranh luận nhiều chiều, đó là chính sách độc quyền vàng miếng, đã tạo cho vàng miếng SJC lên thế độc tôn; giá mua vào, bán ra đều do doanh nghiệp SJC điều hành, SJC còn được chấp thuận cho gia công vàng miếng SJC móp méo thành vàng miếng SJC với hạn mức cả trăm ngàn lượng trong các năm 2014 - 2016.

Có ý kiến cho rằng, chính sách này thành công trong việc loại vàng ra khỏi lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định tỷ giá, tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, một số hệ lụy đã được Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cùng các đơn vị kinh doanh vàng ngoài SJC phản ảnh, kiến nghị về tính minh bạch trong độc quyền xuất nhập khẩu, mua - bán, huy động vàng; cần tạo ra thuận lợi cho việc chuyển hóa, lưu thông lượng vàng lớn trong dân và việc sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ...

Tuy nhiên, kết quả kiểm toán 2 năm sau đó của Kiểm toán Nhà nước đánh giá: “Việc tái cơ cấu các NHTM được NHNN mua 0 đồng chậm và chưa triệt để; thực trạng tài chính của các ngân hàng không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, việc thu hồi nợ xấu khó khăn”.

Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, tỷ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng 0 đồng rất cao. Cụ thể, nợ xấu của GPBank là 2.800 tỉ đồng, chiếm 59,32% dư nợ; OceanBank là 14.234 tỉ đồng, chiếm 72,25% dư nợ. Đối với Việt NamCB thì nợ xấu của khách hàng (chưa bao gồm các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng) là 18.073 tỉ đồng, chiếm 95% dư nợ (19.024 tỉ đồng). Trong khi đó, tỷ lệ thu hồi nợ xấu đạt mức rất thấp, GPBank năm 2016 thu hồi 307 tỉ đồng nợ xấu, đạt 14,99% kế hoạch; ước tính chỉ có thể thu hồi 866 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 31,53% tổng nợ xấu. OceanBank nợ xấu khó thu hồi do không có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo chưa đầy đủ tính pháp lý hoặc khách hàng không hợp tác...

Kết quả kiểm toán cho thấy, NHNN chưa kịp thời chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và giám sát triển khai phương án cơ cấu lại GPBank theo quy định tại Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1.8.2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; chậm phê duyệt đề án tái cơ cấu GPBank, OceanBank dẫn đến không thể triển khai các biện pháp nhằm giảm suy giảm tài chính của các ngân hàng được mua 0 đồng. Công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt của NHNN còn hạn chế.

Báo cáo trước Quốc hội năm 2018 và những năm gần đây, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, cần phải có những biện pháp tập trung giải quyết dứt điểm 3 ngân hàng 0 đồng, thậm chí có thể tính đến phương án cho giải thể hoặc phá sản, nhằm tránh tình trạng “lỗ mẹ chồng lên lỗ con”, bởi theo ước tính của Kiểm toán Nhà nước, số lỗ mỗi năm của 3 ngân hàng này lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Cũng chính từ những hệ lụy nêu trên mà từ năm 2017, chủ trương mua ngân hàng 0 đồng của NHNN buộc phải chấm dứt.

Nhiều cán bộ NHNN phải hầu tòa

Cho đến nay, cả 3 ngân hàng được mua 0 đồng đều gắn liền với những đại án kinh tế, tham nhũng với khoản tiền thất thoát, thiệt hại lên đến nhiều ngàn tỉ đồng. Kết quả điều tra, xét xử của các cơ quan tố tụng cho biết, ngoài trách nhiệm của những người trực tiếp điều hành, chỉ đạo ngân hàng, còn có trách nhiệm của cán bộ NHNN, buộc phải xử lý hình sự. Điển hình là vụ án xảy ra tại Ngân hàng Việt NamCB.

Năm 2012, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), tiền thân của Ngân hàng Việt NamCB, lâm vào tình trạng nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ toàn hệ thống. NHNN khi đó đã yêu cầu TrustBank báo cáo tình hình và không chấp thuận cho TrustBank tự tái cơ cấu. Tháng 6.2012, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chấp thuận việc chuyển nhượng 85% cổ phần TrustBank cho nhóm cổ đông mới là Phạm Công Danh, đồng thời giao cho ông Đặng Thanh Bình, Phó thống đốc NHNN khi đó, thực hiện việc chấp thuận chủ trương cho phép ông Phạm Công Danh là nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu TrustBank từ nhóm cổ đông cũ là nhóm bà Hứa Thị Phấn, và chấp thuận nhân sự để ông Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT của ngân hàng.

Trong giai đoạn này, TrustBank đổi tên thành Việt NamCB và được NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của NHNN tại Việt NamCB chủ yếu mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm, đã tạo điều kiện cho Phạm Công Danh “rút ruột” của Việt NamCB 19.000 tỉ đồng. Liên quan đến sai phạm của Việt NamCB, các cơ quan tố tụng xác định Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại 18.000 tỉ đồng. Hậu quả của vụ án khiến NHNN buộc phải mua lại Việt NamCB với giá 0 đồng. Bên cạnh đó, cơ quan tố tụng đã truy tố, xét xử 5 cán bộ thuộc NHNN về tội thiếu trách nhiệm, gồm: Đặng Thanh Bình, nguyên Phó thống đốc NHNN; Hà Tấn Phước, Tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An; Phạm Thế Tuân, Tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank (HM:VCB) chi nhánh TP.HCM (HM:HCM); Lê Văn Thanh, nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An; và Ngô Văn Thanh, thành viên Tổ giám sát, nguyên Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An.

Vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi

Theo báo cáo của NHNN vừa gửi Quốc hội kỳ họp lần thứ 10, khóa XIV, trên cơ sở chủ trương, định hướng của các cấp có thẩm quyền, và căn cứ quy định pháp luật, NHNN đã tập trung chỉ đạo 3 ngân hàng trên xây dựng, hoàn thiện phương án cơ cấu lại/phương án phục hồi, chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại. Đồng thời, NHNN đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng này sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ. Trên cơ sở đó, NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về phương án xử lý.

Tái cơ cấu, bán lại cho khối ngoại là giải pháp khả thi, và NHNN đã nhiều lần trình phương án để vực dậy các nhà băng này, nhưng vì những lý do khác nhau mà đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội kỳ họp lần thứ 10, khóa XIV, khẳng định vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng này, trong khi tình hình tài chính của cả 3 nhà băng càng khó khăn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả