Đất trường học 'treo' ở nghĩa trang- ao đình, phụ huynh chen chân bốc thăm giành suất học cho con
Một nghịch một đang diễn ra trên địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) - nơi có số lượng học sinh vào top đông nhất Thủ đô Hà Nội đó là, trong khi hàng trăm phụ huynh phải bốc lá thăm may rủi để giành suất học mầm non cho con mình thì hàng loạt ô đất quy hoạch trường học bị đưa vào đất nghĩa trang, ao đình dẫn đến khó triển khai, thiếu trường học trầm trọng.
Do số lượng hồ sơ đăng ký vào Trường Mầm non Hoàng Liệt (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) năm học 2022-2023 vượt gần 400 so với chỉ tiêu tuyển sinh nên từ sáng 27/8, UBND phường đã tổ chức cho phụ huynh bốc thăm suất học cho con em mình.
Theo kế hoạch, thời gian bốc thăm được chia làm 4 buổi, diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/8. Cụ thể, sáng 8h sáng thứ Bảy 27/8, tổ chức bốc thăm suất học cho lứa 3 tuổi (sinh năm 2019) đăng ký xin học tại cơ sở Tứ Kỳ; 14 chiều cùng ngày, bốc thăm suất học cho lứa 3 tuổi (sinh năm 2019) đăng ký xin học tại cơ sở Linh Đàm. Sáng Chủ nhật 28/8 tổ chức bốc thăm suất học cho lứa 4 tuổi (sinh năm 2018) đăng ký xin học tại cơ sở Tứ Kỳ; buổi chiều cho trẻ đăng ký xin học tại cơ sở Linh Đàm. Ảnh: VietNamNet.
Được biết, năm học 2022-2023, Trường Mầm non Hoàng Liệt nhận được 226 hồ sơ của trẻ 5 tuổi, tăng 100 so với dự kiến. Với hai nhóm trẻ 4 và 3 tuổi, số lượng hồ sơ đăng ký lần lượt là 290 và 423 (dự kiến chỉ tuyển sinh lần lượt 88 và 245 cháu). Trong khi, Trường Mầm non Hoàng Liệt chỉ có thể nhận 559 trẻ ở độ tuổi từ 3-5. Như vậy, còn 380 hồ sơ vượt chỉ tiêu. Trong ảnh: Niềm vui của những phụ huynh bốc trúng lá thăm may mắn với nội dung: “Chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường” (Ảnh: VietNamNet).
Nỗi buồn của các phụ huynh bốc trúng lá thăm: “Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường”. (Ảnh: VietNamNet).
Điều đáng nói, dù là phường có số lượng học sinh trong top đông nhất Thủ đô, nhưng tại phường Hoàng Liệt, những khu đất có vị trí đẹp chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây dựng các tòa chung cư, biệt thự sang trọng còn trường học bị "bỏ quên".
Thậm chí, đất trường học bị quy hoạch vào những vị trí khó khả thi như trên đất nghĩa trang, ao đình dẫn đến thiếu trường học trầm trọng.
Khu đất nghĩa trang với hàng nghìn ngôi mộ ở khu Tây Nam Linh Đàm (phường Hoàng Liệt) trước đây được quy hoạch dự án trường học.
Hay tại khu đất ký hiệu CC6B Tây Nam Linh Đàm có diện tích 13.000m2 giao cho Tổng Công ty HUD được quy hoạch xây dựng trường học nhưng nhiều năm nay chưa thực hiện.
Bên trong khu đất được tận dụng làm bãi đỗ xe "khủng".
Lô đất NT1 khu Tây Nam Linh Đàm với quy hoạch là đất trường học được HUD chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ phát cũng đang quây tôn bỏ hoang, trong khi trường học tại đây thiếu trầm trọng khiến phụ huynh phải bốc thăm giành suất cho con đi học.
Tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp nhiều ô đất trường học cũng bị quy hoạch vào đất nghĩa trang, ao đình và chưa thể giải phóng được mặt bằng để triển khai xây dựng.
Một khu đất xây dựng trường học khác tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp bỏ hoang cho cỏ dại mọc um tùm.
"Trong quy hoạch các khu đô thị, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được cân đối. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán và không xây trường học cho dân dẫn đến tình trạng thiếu trường học trầm trọng. Không phải ai cũng có tiền cho con đi học trường tư đắt đỏ", một cư dân khu đô thị Linh Đàm nói,
Trường mầm non tư mọc lên như nấm trong các căn căn biệt thự sang trọng tại khu Tây Nam Linh Đàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện cho con theo học tại đây.
Theo báo cáo của quận Hoàng Mai mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng công ty HUD) được giao làm chủ đầu tư 6 khu đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai gồm: Khu đô thị tập trung Định Công, Khu đô thị nhà ở Bắc Linh Đàm, Khu nhà ở Bắc Linh Đàm mở rộng, Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm. Đến nay, Tổng công ty HUD đã triển khai thực hiện xong các ô đất ở xây dựng mới, còn lại 33/86 (38%) ô đất công cộng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa triển khai xây dựng. Đáng nói, trong đó 12/23 ô đất xây dựng trường học (tỷ lệ 52%) chưa được xây. Trong đó 5 dự án thứ phát nhận chuyển nhượng từ HUD, 7 ô đất còn lại do HUD quản lý.
Nhiều lô đất công cộng, dịch vụ tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp cũng trong tình trạng quây tôn bỏ hoang khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.
Nhiều lô đất người dân vẫn tận dụng để canh tác, trồng rau.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận