24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Cao Bảo Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đất hiếm có ý nghĩa rất thấp trong nền kinh tế Việt Nam?

Một trong những thoả thuận quan trọng nhất giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul đến Việt Nam trong 3 ngày (22-24/6/2023) vừa qua là biên bản ghi nhớ thành lập trung tâm chuỗi cung ứng Việt Nam - Hàn Quốc về đất hiếm và khoáng sản cốt lõi.

Chúng ta đã nói rất nhiều từ 12 năm nay rằng Việt Nam chúng ta có trữ lượng đất hiếm lên đến 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Thế nhưng cả năm 2022, chúng ta chỉ xuất khẩu đất hiếm được có 4.300 tấn, trị giá cỡ 200 triệu USD, một con số rất ít ỏi. Chính vì thế rất nhiều người cho rằng đất hiếm có ý nghĩa rất thấp trong nền kinh tế Việt Nam.

Thế nhưng thời thế giờ đã khác, với xu hướng dùng xe ô tô điện và chuyển đổi sang năng lượng xanh, điện gió, điện mặt trời trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng đất hiếm tăng vọt; trước kia đất hiếm chỉ dùng cho điện thoại di động, màn hình máy tính, tivi, ổ cứng máy tính, tai nghe, loa, đèn huỳnh quang, laser, tên lửa, lò hạt nhân; thì nay đất hiếm là chất không thể thiếu trong xe ô tô điện, pin lưu trữ, tấm pin mặt trời và tua bin gió. Nghĩa là muốn chuyển sang năng lượng xanh, xe ô tô điện thì nhất định phải có đất hiếm.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ Đại học KU Leuven ở Bỉ ước tính rằng châu Âu sẽ cần lượng lithium gấp 35 lần và lượng kim loại đất hiếm gấp 7 đến 26 lần so với mức sử dụng hạn chế hiện nay để đáp ứng mục tiêu năng lượng xanh.

Chưa kể trước kia là thời hợp tác kinh tế mở toàn cầu, giờ là thời chiến tranh kinh tế, các cường quốc kinh tế dùng công nghệ và nguyên vật liệu cốt lõi để khống chế và kìm hãm lẫn nhau. Việc Trung Quốc đang chiếm 90% về sản lượng và chiếm 36,7% về trữ lượng đất hiếm toàn cầu gần như Trung Quốc đã nắm một cái chốt quan trọng trong nền công nghiệp 4.0.

Chưa hết tổng trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Brazil và Ấn Độ chiếm đến 90%, trữ lượng của Mỹ và các nước phương Tây chỉ có 8% thôi. Điều đó có nghĩa là nếu hai phe Đông Tây căng nhau thì phương Tây không thể chuyển sang năng lượng xanh, không thể chuyển sang xe ô tô điện được, vì không đủ đất hiếm mà dùng.

Chính vì thế mà giá đất hiếm gần đây đã tăng vọt lên gần 10 lần, từ cỡ 14.000 USD/tấn lên 110.000 USD/tấn (Neodymium oxide 66.000 USD/tấn, Oxit Dysposi 274.000 USD/tấn).

Thế là đất hiếm của Việt Nam trở lên có giá trị cao hơn hẳn, nếu tính giá trung bình hiện tại 110.000 USD/tấn, thì đất hiếm của Việt Nam có giá trị lên đến 2.420 tỷ USD, một con số rất có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đang trở thành tâm điểm cung cấp đất hiếm mới của thế giới (ngoài Hàn Quốc, còn có Canada, Australia, Japan đang hợp tác).

Việc Hàn Quốc muốn thành lập trung tâm chuỗi cung ứng Việt-Hàn về đất hiếm và khoáng sản cốt lõi, chính là để Hàn Quốc (và các nước phương Tây) giảm sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu, khi mà cả trữ lượng và sản lượng của họ đều chưa đến 10%, trong khi nhu cầu của họ lại cao gấp nhiều lần.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Đỗ Cao Bảo Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả