Đánh thuế lũy tiến BĐS là điều hiển nhiên
Thuế (thu nhập trên) tài sản là loại thuế quan trọng của các quốc gia có nền kinh tế thị trường !
Năm 2005, làm bài thi NCS ngành Tài chính, đề thi "đánh giá hệ thống tài chính và thuế hiện nay", tôi viết về thuế, cần phải hoàn thiện 2 loại thuế trực thu quan trọng chiến tỷ lệ 60 - 70% nguồn thu thuế quốc gia, và loại thuế thể hiện tính điều tiết phân phối lại rỏ nhất của bản chất thuế, đó lè thuế Thu nhập cá nhân và Thuế sở hữu tài sản (trong đó có BĐS).
Gần 20 năm rồi mà thuế TNCN đã triển khai, nhưng thu vẫn chưa tốt, vẫn lọt sổ nhiều người hành nghề tư do có thu nhập khủng; chỉ thu đúng (hoặc hơi lố) người làm công ăn lương; còn thuế Tài sản (chủ yếu là BĐS) vẫn chưa triển khai. Do đó mắc xích thuế chưa hoàn thiện.
Trong bài phỏng vấn này có sai một ý của tôi là :
"..Do đó, điều cần thiết nhất bây giờ là cần đánh thuế mạnh hơn nữa vào thị trường bất động sản Việt Nam..."
Ý tôi là "Do đó, điều cần thiết nhất là triển khai thu thuế tài sản (trong đó có BĐS) phù hợp như các quốc gia có nền kinh tế thị trường."
ý thứ hai cần chỉnh là :
"..mức nộp thuế hợp lý ít nhất từ 20% giá trị của căn nhà đó.."
Ý tôi là " mức nộp thuế hợp lý vào khoảng 10 - 20% thu nhập từ khai thác căn nhà đó (dù cho thuê hay không vẫn nộp như các quốc gia phát triển)"
Một số anh em cho rằng nếu thu thuế này sẽ làm tăng giá BĐS. Nhưng lý thuyết (sẽ phân tích ở bài khác) và thực tế ở các nước phát triển chính nhờ thu thuế này mà BĐS ở mức ổn định.
NÓI THÊM :
Một góc nhìn khác về thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản (trong đó có BĐS) là thu chủ yếu từ người có mức sống và tài sản trên trung bình; người càng giầu càng có nhiều tài sản đất đai lớn càng nộp thuế nhiều.
Ở các nước phát triển, số tiền thuế TNCN và thuế tài sản mà người giầu nộp rất lớn, nên có một số người tìm cách lách thuế, trốn thuế. Những người này mà bị phát hiện thì về mặt xã hội bị mọi người kinh thường. Và không phải người giầu nào cũng muốn trốn - giảm thuế. W.Buffet luôn muốn tăng thuế tài sản của người giầu thêm, vì ông cho đó là công bằng và đó là nguồn góp vào ngân sách để phát triển quốc gia.
Tại VN, còn nhiều người trung bình trở xuống (không thuộc diện phải lo nộp thuế tài sản) vẫn e sợ thuế này, mà không biết nếu không thu thuế này thì nhà nước thu kiểu khác, mà người nghèo sẽ bị thu ngang người giầu. Thí dụ Tp.HCM đang đề xuất xin TW cho phép đầu tư hạ tầng giao thông các tuyến kết nối cửa ngỏ bằng phương án BOT, tức thu đều mọi người lưu thông. Trong khi các đô thị lớn khác, họ sẽ có nguồn thu từ tài sản người giầu để đầu tư...
Có một bài viết " BIẾT SỐNG" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư , không liên quan gì đến thuế BĐS này, nhưng có một đoạn lại rất liên quan :
"...tuần sau là giỗ má. Vì thằng em vừa chặt cây khế, cơi thêm một tầng lầu, chồm lan can ra che gần hết lộ hẻm. Nó nói không lấn được phần đất, thì lấn trời. Tiền xây nhà nó kiếm được từ quán bánh canh má để lại, mở bán từ sáng sớm tới khuya. Nó thuộc kiểu được mười ba đồng, thì phải kiếm thêm bảy đồng cho chẵn hai chục. Giàu cái đã, chuyện khác tính sau.
Cũng là con má nhưng tánh thằng em ngược một trời một , Mấy chục năm, bà hài lòng với việc giữ gia cảnh mình gói gọn trong hai chữ “đủ ăn”. “Nhưng làm nhà giàu sướng hơn chớ, má ?”...Nó nói ai cũng tà tà vậy thì sao nước mạnh được. Mạnh, là phải có tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền. Có tiền mua gì cũng được. Mua vũ khí. Mua bằng hữu. Không thiếu nợ, và khỏi phải lấy đất đai ra trừ cấn nợ. Chị hiểu nó muốn ám chỉ chính sự gì đây, cười, “nói thì hay, bữa rồi có vài trăm ngàn tiền thuế mà kỳ kèo trả giá”. Người giàu nhiều, mà đất nước vẫn nghèo, là vậy.."
Ui, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhìn thấy thằng em ham làm giầu, và làm giầu giỏi, nhưng nó chỉ làm giầu để tích góp cho nó chứ nó rất ghét nộp thuế, và luôn muốn nộp thuế ít, muốn nộp thuế như những người nghèo chung quanh, không có cơ sở kinh doanh ngon lành, không có nhiều nhà đất như nó....
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận