Đánh giá tác động gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ
1. Dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
Chính phủ trình Quốc hội gói phục hồi kinh tế-xã hội với quy mô khoảng 350 nghìn tỷ ( tương đương 5.7% GDP) với các nguồn tài trợ cũng như tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như sau
2. Quy mô gói hỗ trợ các nước phát triển và hiệu quả thực tế
Các nước phát triển đã sử dụng các gói hỗ trợ với quy mô lớn, trung bình khoảng 19% GDP để kích thích kinh tế sau COVID
Mức lãi suất điều hành giảm trung bình 62% so với trước dịch.
Điều này khiến tăng trưởng GDP 2021 ước tính đều hồi phục mạnh tại những nước này, so với mức suy giảm của 2020 và mức tăng trưởng của 2019 (trước dịch)
3. Quy mô gói hỗ trợ các nước đang phát triển và hiệu quả thực tế
Tại các nước mới nổi và đang phát triển, Chính phủ sử dụng các gói hỗ trợ với quy mô trung bình khá thấp, do điều kiện hạn chế so với các nước phát triền. Mức hỗ trợ tại các nước mới nổi và đang phát triển ở châu Á thấp hơn hẳn so với châu Âu và châu Mỹ.
Mức giảm lãi suất điều hành trung bình khoảng 39% so với trước dịch, thấp hơn các nước phát triển
Uớc tính hồi phục kinh tế 2021 nhóm này thấp hơn các nước phát triển. Các nước mới nổi và đang phát triển tại khu vực châu Âu – Mỹ với gói kích thích lơn hơn cho kết quả hồi phục 2021 mạnh mẽ hơn tại khu vực châu Á.
Thậm chí sang 2022, kỳ vọng tăng trưởng của các nước châu Á cũng chưa thật sự nổi bật, ngoại trừ Ấn Độ, Thái Lan.
4. Gói hỗ trợ tác động mạnh lên tăng trưởng kinh tế
Hiện tại tổng gói hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 5% GDP, nếu dự thảo được thông qua thêm 350 nghìn tỷ sẽ tăng tổng quy mô gói hỗ trợ lên khoảng 10.7% GDP. Mặc dù thấp hơn so với quy mô gói hỗ trợ tại các nước phát triển (67% GDP) nhưng cao hơn so với các nước đang phát triển khu vực châu Âu, Mỹ (8%) và các nước trong khu vực (khoảng 4%). Dựa trên số liệu dự báo về tăng trưởng kinh tế 2021 và quy mô các gói hỗ trợ tương đương tại các nước đang phát triển khu vực Âu, Mỹ, cũng như tác động tích cực của quy mô các gói kích cầu lên tăng trưởng tại các nước phát triển, chúng tôi đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều khi các gói hỗ trợ được triển khai.
Điểm tích cực trong dự thảo gói hỗ trợ lần này là có phân rõ các mục tiêu của từng nhóm giải pháp, nhóm ngành với nguồn vốn hỗ trợ cụ thể. Chúng tôi cho rằng, gói hỗ trợ Phục hồi doanh nghiệp (110,000 tỷ) và Hạ tầng, khơi thông nguồn lực đầu tư phát triển (113,850 tỷ) sẽ có tác động tích cực và được triển khai sớm khi nguồn tài trợ từ NSNN mang tính chủ động hơn. Trong khi giải pháp An sinh xã hội, hỗ trợ việc làm (53,150 tỷ) ngoài các nguồn hỗ trợ từ NSNN còn khoản từ phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, sẽ cần thời gian huy động nguồn vốn hơn vì liên quan tới vấn đề nợ công, lãi suất trái phiếu và nguồn huy động.
5. Gói hỗ trợ tác động đến nhóm ngành và cổ phiếu
Dựa trên thông tin về gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ, chúng tôi đánh giá một số nhóm ngành và cổ phiếu được hưởng lợi như sau Nhóm hưởng lợi từ gói đầu tư hạ tầng – giao thông 103,164 tỷ đồng
Xây dựng hạ tầng: PC1, TCD, LCG, FCN, CII.
Vật liệu xây dựng: HT1, BCC, HPG, HSG, NKG. Nhóm hưởng lợi từ gói từ du lịch – hạ tầng chuyển đổi số 5,686 tỷ đồng
Du lịch: SKG, VJC, HVN, VTR, VTD.
Công nghệ viễn thông: FPT, CMG, CTR, FOX, ELC còn hưởng lợi từ gói 5,000 tỷ từ Quỹ Dịch vụ viễn thông và 5,000 tỷ từ Quỹ Khoa học – Công nghệ.
Các nhóm ảnh hưởng tích cực gián tiếp như: BĐS dân cư (KDH, NLG, VHM, HDC, HDG), BĐS KCN (TIP, SZC, LHG, KBC, D2D) theo xu hướng hạ tầng hoàn thiện;
Bán lẻ - hàng tiêu dùng (DGW, MWG, FRT, PET) theo xu hướng việc làm hồi phục kích thích tiêu dùng;
Ngân hàng (TCB, CTG, VCB, MSB, VIB) nhờ gia hạn các quy định về cơ cấu nợ xấu, động lực kích thích tín dụng, giảm chi phí hoạt động.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận