menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kiến Vũ

Đằng sau "ván cược" 67 tỷ USD của Nhật Bản trong lĩnh vực chip

Kinhtedothi - Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh đầu tư và sản xuất các mẫu chip mới nhất, Nhật Bản đã nhận thấy cơ hội quay trở lại cuộc chơi mà nước này từng thống trị.

Nằm sâu trong hòn đảo Hokkaido đầy tuyết ở phía Bắc, Nhật Bản đang rót hàng tỷ USD vào nỗ lực dài hạn nhằm vực dậy năng lực sản xuất chip và thêm lớp bảo vệ cho nền kinh tế trước căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.

Dự án sẽ đem lại biến chuyển mạnh mẽ cho Chitose - một khu vực nổi tiếng với nông nghiệp, căn cứ quân sự và sân bay, cũng như thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp chip Nhật Bản. Hiện nhiều máy xúc và xe tải đang hoạt động trên mặt đất băng để hoàn thành một nhà máy tương lai nhìn ra đồng bằng đầy cỏ.

Đằng sau "ván cược" 67 tỷ USD của Nhật Bản trong lĩnh vực chip
Công trường xây dựng xưởng sản xuất Rapidus ở Chitose, Hokkaido, vào tháng 12 năm 2023. Ảnh: Bloomberg

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khả năng tiếp cận chuyên môn và thiết bị sản xuất chip mới nhất, Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy cơ hội tận dụng mối lo ngại của Washington về an ninh chuỗi cung ứng để quay trở lại cuộc chơi mà nước này từng thống trị trong quá khứ.

Số tiền đặt cược rất lớn. Những con chip tiên tiến sẽ đóng vai trò nền tảng cho hàng chục công nghệ quan trọng, bao gồm trí tuệ nhân tạo, hệ thống vũ khí và xe điện. Phần lớn các trung tâm sản xuất toàn cầu hiện tập trung ở Đài Loan và Hàn Quốc, khiến nguồn cung trong tương lai dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng khu vực.

Atsuo Shimizu, Giám đốc điều hành của Rapidus phụ trách thành lập xưởng đúc mới, cho biết: “Có những yếu tố an ninh kinh tế, địa chính trị liên quan. Để duy trì sự phát triển trong lâu dài, Nhật Bản cần trở thành một quốc gia có công nghệ toàn cầu. Và chúng tôi có thể hiện thực hóa điều đó thông qua chất bán dẫn.”

Trong vòng chưa đầy ba năm, Nhật Bản đã dành khoảng 4 nghìn tỷ Yên (tương đương 26,7 tỷ USD) để khôi phục sức mạnh cho nền sản xuất chất bán dẫn. Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính cho ngành này để cuối cùng đạt tới 10 nghìn tỷ Yên với sự hỗ trợ của khu vực tư nhân. Trong số các mục tiêu có việc tăng gấp ba lần doanh số bán chip sản xuất trong nước lên hơn 15 nghìn tỷ Yên vào năm 2030.

Sự bùng nổ của ngành bán dẫn Nhật Bản

Thủ tướng Kishida đang tìm cách tái định vị Nhật Bản trở thành quốc gia sản xuất chip chủ chốt. Theo Bloomberg, chiến lược chip mới của Nhật Bản đi theo hai hướng chính. Đầu tiên, quốc gia này đang tìm cách tái lập thành địa điểm đắc địa để sản xuất chip truyền thống, thông qua việc thu hút những tên tuổi nước ngoài lớn nhất trong ngành đến Nhật Bản với các khoản trợ cấp hào phóng lên tới một nửa chi phí thiết lập.

Phần thứ hai và tham vọng lớn hơn của chiến lược là dự án Rapidus ở Hokkaido nhằm khôi phục vị thế của Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực.

“Những động thái này có liên quan tới sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực chip,” Kazumi Nishikawa, giám đốc chính về chính sách an ninh kinh tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết. “Nếu nguồn cung cấp chip từ Đài Loan gián đoạn, sẽ có những tác động tiêu cực lên tới hàng nghìn tỷ USD ở khắp mọi nơi và các nền kinh tế sẽ sụp đổ”.

Vai trò của châu Á

Châu Á-Thái Bình Dương là nhà cung cấp chip lớn nhất khu vực cho nền kinh tế toàn cầu.

Tokyo đã có thể đạt được một số thành công đầu tiên trong chiến lược. Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, với dự án về một nhà máy trị giá 7 tỷ USD đang dần thành hình ở Kumamoto, miền Nam Nhật Bản. "Gã khổng lồ" Đài Loan đã nhanh chóng nhận ra rằng các dự án chip do Tokyo tài trợ một phần có thể khởi động nhanh hơn rất nhiều so với ở Mỹ hoặc các nước khác.

Dựa vào kiến thức chuyên môn của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Nhật Bản hy vọng sẽ tái tạo lại các hệ sinh thái liên quan đến chip nhằm cung cấp việc làm và đổi mới tăng trưởng cho các nền kinh tế khu vực.

Đồng thời, những động thái này sẽ giúp củng cố uy tín của Nhật Bản với tư cách là đồng minh chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ dẫn đầu, cam kết duy trì dây chuyền sản xuất chất bán dẫn quan trọng cho mọi thứ từ điện thoại thông minh, ô tô đến các hệ thống tên lửa mới nhất.

Dự án Rapidus đã tạo ra cả sự phấn khích lẫn sự nghi ngờ. Thành công của dự án này phụ thuộc vào việc đạt được bước nhảy vọt về công nghệ mà không hề biết đến sản phẩm cuối cùng sẽ tốn kém hay đáng tin cậy như thế nào - hoặc liệu có người mua hay không. Đó là mục tiêu mà ngay cả những nhà lãnh đạo trong ngành cũng không mấy chắc chắn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả