24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Thị Lâm Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đảm bảo nguồn vốn rẻ cho nền kinh tế

Việc gia tăng tín dụng cho các ngân hàng giúp các nhà băng thêm dư địa cấp vốn cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn cần phục hồi sản xuất kinh doanh, các ngân hàng cũng thêm điều kiện để có thể cắt giảm thêm lãi suất cho khách hàng.

Đồng loạt giảm lãi suất…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, sau buổi họp ngày 12/7 của Hiệp hội Ngân hàng với 16 TCTD hội viên, các TCTD đã đồng thuận giảm lãi suất ngay trong tháng 7 để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Điểm khác biệt là lần này các TCTD giảm lãi suất trên các khoản vay hiện hữu từ nay tới hết năm 2021.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cũng đã công bố giảm lãi 1%/năm cho khách hàng thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch và giảm lãi tới 1%/năm cho khách hàng còn lại. Nhóm khách hàng cá nhân cũng được Vietcombank giảm lãi tới 1%/năm vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm tới 0,5%/năm vay vốn phục vụ đời sống. “Đây là đợt giảm lãi suất lớn nhất của Vietcombank trong năm 2021 với quy mô khoảng 1.800 tỷ đồng. Từ nay tới cuối năm, Vietcombank tiếp tục triển khai các chương trình giảm lãi suất cho các khách hàng; và nếu tính cả 6 tháng đầu năm thì tổng lãi Vietcombank giảm thông qua việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng sẽ là 6.100 tỷ đồng”, ông Tùng chia sẻ.

Phía Agribank cũng cho hay, ngân hàng giảm lãi suất các khoản vay bằng VND cho khoảng 3 triệu khách hàng với tổng dư nợ 1,2 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, việc giảm lãi suất cho khách hàng được tiến hành tự động tại ngân hàng chứ khách hàng không cần phải làm thủ tục…

Dánh sách các ngân hàng giảm lãi suất ngày càng được nối dài thêm trong tuần này. Đơn cử như chiều ngày 21/7 vừa qua, MSB thông báo giảm lãi suất tới 3%/năm đối với khách hàng vay vốn phục vụ kinh doanh (hộ kinh doanh) và 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, mua nhà từ nay tới hết năm 2021. Đây cũng là đợt giảm lãi suất lớn nhất của MSB với tổng hạn mức gần 5.000 tỷ đồng.

Trong khi HDBank cũng công bố giảm lãi suất 3 nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với khoảng gần 18.000 khách hàng, mức giảm bình quân từ 1%/năm. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng tiếp tục thực hiện chương trình “Chung tay chia sẻ - Vững bền vượt qua” khi điều chỉnh giảm lãi suất đến 4,5% so với lãi suất hiện hành cho khách hàng doanh nghiệp và nhân, không yêu cầu chứng minh thiệt hại Covid-19…

Phản ánh với phóng viên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra rất vui mừng trước thông tin giảm tiếp lãi suất của các nhà băng. Giám đốc một đơn vị kinh doanh vận tải tại Hà Nội cho biết, hiện hàng loạt chi phí đầu vào, nhất là giá xăng dầu tăng đang tăng ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của các doanh nghiệp vận tải. Trong bối cảnh đó việc ngân hàng giảm lãi vay sẽ giúp cho doanh nghiệp bớt gánh nặng chi phí tài chính.

Ông Phạm Tiến Dũng – Giám đốc điều hành một doanh nghiệp lữ hành trên phố Hàm Long cũng vui mừng cho biết, việc giảm lãi vay thật sự là rất quý với các công ty du lịch, lữ hành trong thời điểm này, bởi du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 từ năm ngoái tới nay.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận, lãi suất cho vay được công bố giảm ở nhiều ngân hàng từ tuần trước sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các khách hàng vay vốn trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh. Song TS. Châu Đình Linh cũng lưu ý, việc giảm lãi suất cho vay không thể cào bằng cho tất cả, bởi cấu trúc của lãi suất cho vay đầu ra có phần bù rủi ro, được đo lường dựa trên từng đối tượng khách hàng với điểm xếp hạng tín nhiệm tương đương. Vì vậy các ngân hàng cần đánh giá, phân loại yếu tố về rủi ro tín dụng từ đó mới đưa ra mức lãi suất giảm phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

… sẵn sàng vốn cho nền kinh tế

Giới chuyên gia cũng dự báo, nhu vầu tín dụng sẽ tăng nhanh trong những tháng cuối năm khi mà thời gian này là thời điểm các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch kinh doanh, nhất là khi dịch bệnh trong nước được dự báo sẽ sớm được kiểm soát. Bên cạnh đó, lãi suất giảm cũng sẽ kích thích nhu cầu tín dụng.

Thấu hiểu điều đó và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong những tháng cuối năm, NHNN vừa qua đã có điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, đảm bảo nguyên tắc nhất quán để đạt được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện chủ trương của Chính phủ là “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

NHNN khẳng định, việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của TCTD, đánh giá tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành cũng như khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD. Đặc biệt, những TCTD thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân sẽ có ưu tiên hơn.

Tuy nhiên trong văn bản giao hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng, cơ quan quản lý cũng lưu ý các nhà băng phải xây dựng kế hoạch và kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, 5 lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, tăng cường quản lý rủi ro với các dự án BT, BOT giao thông, tín dụng tiêu dùng… Nếu qua theo dõi, giám sát phát hiện vấn đề bất thường, không tuân thủ theo chỉ đạo thì NHNN sẽ giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Theo TS. Châu Đình Linh, hiện dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tác động rất lớn tới tăng trưởng GDP cuối năm. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng tín dụng là một yếu tố rất cần thiết tác động tích cực tới GDP những tháng còn lại của năm nay. Bởi vậy, việc nới room tín dụng cho phù hợp với năng lực kinh doanh của từng nhà băng ở thời điểm này là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên lưu ý của cơ quan quản lý cũng là vô cùng cần thiết để định hướng, nắn dòng tín dụng chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chảy vào nền kinh tế thực, từ đó sẽ có tác động tích cực đối với tăng trưởng GDP.

Chung quan điểm, một chuyên gia cũng thừa nhận việc gia tăng tín dụng cho các ngân hàng giúp các nhà băng thêm dư địa cấp vốn cho doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn cần phục hồi sản xuất kinh doanh, các ngân hàng cũng thêm điều kiện để có thể cắt giảm thêm lãi suất cho khách hàng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả