Đảm bảo CPI bình quân theo mục tiêu Quốc hội đề ra
Theo các chuyên gia kinh tế, từ nay tới cuối năm còn nhiều biến số khó lường tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như tăng lương, điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường… Do đó, cần thận trọng trong điều hành, đảm bảo CPI bình quân theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, làm phát cơ bản tăng 2,75%. Tính toán này đã khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát trong cả năm 2024.
Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Nguyễn Đức Đỗ cho rằng áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn và có thể giảm mạnh trong quý III/2024. Mức tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy áp lực lạm phát ở mức vừa phải.
Mục tiêu lạm phát của năm 2024 được Quốc hội đặt ra là từ 4 - 4,5% và sau 6 tháng đầu năm, lạm phát vẫn đang trong vùng mục tiêu đó. Tính đến cuối năm 2023, CPI mới tăng 1,40%, tức là khoảng 0,23%/tháng trung bình.
Để ổn định giá cả thị trường đến cuối năm, cần giám sát chặt chẽ biến động giá và thực hiện lo trình giá thi trường, đồng thời điều chỉnh các chính sách phù hợp và linh hoạt. Các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị kế hoạch điều chỉnh giá theo thẩm quyền để ổn định thị trường và kiểm soát lạm phát.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận