CW đáo hạn tháng 9: Có 5/8 mã lãi vị thế
Những mã chứng quyền có bảo đảm (covered warrant, CW) đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần đi tới ngày đáo hạn. Trong tháng 9 tới, phân nửa số chứng quyền niêm yết trên thị trường sẽ đáo hạn và hủy niêm yết trên sàn.
Tình hình của các chứng quyền trong thời gian niêm yết có gì đáng chú ý? Cùng điểm lại diễn biến của các chứng quyền này trước khi thời khắc đáo hạn gần kề.
* Dữ liệu tính tới 30/08
Có 8 mã CW sẽ đáo hạn trong tháng 9 tới. Trong đó có 3 mã CW của HPG, 3 mã CW FPT, 1 mã CW MWG, 1 mã CW PNJ và 1 mã CW MBB.
Mã chứng quyền đáo hạn sớm nhất là CMWG1901 do BSC phát hành, mã đáo hạn cuối cùng trong tháng 9 là hai mã CFPT1902 và CFPT1904, đều do SSI phát hành.
Với mức giá thực hiện 22,900 đồng/cp, mã CW HPG do MBS phát hành hầu như có trạng thái OTM (out-the-money: lỗ vị thế) trong suốt vòng đời. Gần thời điểm đáo hạn, chứng quyền này vẫn đang giữ trạng thái OTM.
Trên sàn giao dịch, giá chứng quyền CHPG1901 biến động theo chiều giảm. Đáng chú ý, càng về gần ngày đáo hạn, CW này càng được giao dịch nhiều.
Tương tự, CHPG1901, mã CW CHPG1903 do VPS phát hành cũng OTM trong hầu hết thời gian niêm yết.
CW cùng chung kịch bản về giá và khối lượng giao dịch với CW cũng mã cơ sở do MBS phát hành, giá giảm và khối lượng tăng ở các tuần gần đáo hạn.
Chứng quyền CHPG1904 do SSI phát hành cũng chung cảnh ngộ OTM với hai mã kể trên với mức giá thực hiện 23,100 đồng/cp. Tuy nhiên với tỷ lệ chuyển đổi 1:1, nhà đầu tư nắm giữ CW này sẽ lợi thế hơn so với 2 mã còn lại (CHPG1901, CHPG1902), có thể vì thế mà giá CHPG1904 niêm yết có diễn biến ít tiêu cực hơn.
Là mã CW đầu tiên đáo hạn trên thị trường, CMWG1901 có trạng thái ITM (in-the-money: lãi vị thế) trong suốt thời gian niêm yết. Với mức giá chốt phiên 30/08 là 116,900 đồng/cp, nhà đầu tư nắm giữ CW này đang có lãi khi giá hòa vốn của mã này là 96,300 đồng/cp.
Với diễn tích cực này, giá niêm yết của CMWG1901 diễn biến theo chiều hướng tăng. Tới cuối tháng 8, thị giá của CW có xu hướng đi ngang với thanh khoản thấp, có lẽ vì nhà đầu tư đã giảm bớt giao dịch để đợi hưởng lãi vị thế.
CFPT1901 có trạng thái ITM trong suốt thời gian niêm yết. Với giá chốt phiên 30/08 của FPT là 53,100 đồng/cp, mã này đang đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư (giá hòa vốn 48,800 đồng/cp).
Đây là một trong những CW có giá bứt phá mạnh nhất trong thời gian đầu niêm yết. Tới cuối tháng 8, mã này có thị giá cao hơn nhiều lần so với mức giá phát hành.
Tương tự, CFPT1901 của VND, mã CPFT1902 của SSI cũng ITM trong hầu hết thời gian giao dịch. Đồng thời mã này cũng đang sinh lãi tại mức giá cuối tháng 8 của FPT (53,100 đồng/cp).
Khác với CFPT1901, giá của CFPT1902 đi ngang trong thời gian đầu giao dịch, bắt đầu tăng giá mạnh từ cuối tháng 7 khi chứng khoán cơ sở là FPT vào đà tăng giá.
CMBB1901 do SSI phát hành ITM trong suốt thời gian niêm yết. Nhà đầu tư nếu mua mã này tư IPO sẽ có lãi với mức giá MBB cuối tháng 8 (23,100 đồng/cp) nhưng mức lãi khá “khiêm tốn” (vào khoảng 600 đồng/cp).
Mã này tăng giá mạnh thời gian đầu niêm yết và gần như đi ngang trong suốt thời gian còn lại.
CPNJ1901 duy trì trạng thái OTM nửa đầu thời gian niêm yết trên sàn. Với đà tăng sau đó của PNJ, mã này giữ vị thế ITM tới cuối tháng 8. Tuy nhiên với tỷ lệ chuyển đổi 5:1, nhà đầu tư nắm giữ CPNJ1901 từ IPO vẫn chưa thể có lãi (giá hòa vốn là 87,300 đồng/cp, thị giá PNJ tới 30/08 là 82,400 đồng/cp).
Về mặt thị giá, sau nhịp tăng mạnh ngày đầu niêm yết, mã này vẫn không có nhiều đột phá. Tới 30/08, CPNJ1901 có giá 1,700 đồng/cp bằng với giá phát hành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận