Cuộc họp cuối cùng năm 2023 của Fed & tác động đến TTCK Việt Nam?
Dù Anh Chị là một nhà đầu tư lâu năm hay mới vào thị trường thì chắc chắn đã từng nghe qua về FED - một tổ chức “nào đó” có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng cụ thể ảnh hưởng đó là gì thì chắc có lẽ là nhiều Anh Chị vẫn chưa thực sự nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chia sẻ chính:
Phần 1: FED là gì?
Phần 2: Quyết định về lãi suất của FED dựa vào những yếu tố nào?
Phần 3: Những đánh giá chung về việc cuộc họp cuối cùng của năm 2023 sắp tới đây, liệu FED có tăng lãi suất hay không?
Phần 4: Sự tác động tới TTCK VN và chiến lược đầu tư dựa vào đó.
► FED là gì?
• Điều đặc biệt ở đây đó là FED hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ. Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền đô la Mỹ - 1 đồng tiền chủ chốt của thé giới. Do đó thì các động thái về chính sách của FED đều có tác động mạnh tới nền kinh tế thị trường tài chính toàn cầu.
Cũng giống như các Ngân hàng Trung Ương khác, FED nắm trong tay các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ như: Lãi suất điều hành; Mua và bán trái phiếu chính phủ hay quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Từ đó điều tiết cung tiền của nền kinh tế và có tác động trực tiếp đến thị trường tài chính Mỹ và vì là đồng USD là đồng tiền chủ chốt của thế giới nên cũng sẽ có tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu.
Fed bắt đầu lộ trình nâng lãi suất vào tháng 3/2023 - khoảng 1 năm sau khi lạm phát ở Mỹ bắt đầu tăng chóng.
Sau 12 lần tăng, 3 lần gần đây nhất Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất 5.25% - 5.5%, nhiều nhà đầu tư cũng đặt ra câu hỏi là liệu đây có phải là tín hiệu cho sự đảo chiều xu hướng lãi suất sắp tới hay không? Để trả lời được câu hỏi này, cần phải biết Quyết định về lãi suất của Fed dựa vào các yếu tố nào.
► Quyết định về lãi suất của FED dựa vào các yếu tố nào?
Có 3 yếu tố chính: đó là Lạm phát; Tốc độ tăng trưởng thu nhập & Tình hình việc làm
• Lạm phát – Khi lạm phát tăng cao thì sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Nó làm mất giá trị tiền tệ, làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, giảm sức mua của người dân, Từ đó thì gây ra nhiều sự bất ổn trong môi trường kinh doanh và đầu tư. Do đó thì khi lạm phát của Mỹ có xu hướng tăng chóng mặt từ đầu năm 2021, Fed đã thực hiện kế hoạch tăng lãi suất của mình sau đó, siết cung tiền trong hệ thống để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Mục tiêu lạm phát của FED là 2%.
• 2 yếu tố tiếp theo là 2 yếu tố phản ánh tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ
Hiểu đơn giản đó là vì, khi mà nền kinh tế trên đà tăng trưởng tốt, người dân có nhiều việc làm và có được mức thu nhập cao thì sẽ chi tiêu nhiều hơn. Tiền bơm ra nền kinh tế ngày càng nhiều sẽ khiến lạm phát gia tăng mạnh. Tăng lương chính là một trong những tác nhân khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng cao. Ngược lại, khi thị trường lao động có xu hướng hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ giúp giảm áp lực tăng lương & thu nhập, từ đó giảm lạm phát.
Do đó, FED cũng rất chú trọng đến tốc độ tăng trưởng thu nhập và tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ để đưa ra quyết định về việc thay đổi lãi suất. Tốc độ tăng trưởng thu nhập quanh 3% sẽ gần với mốc Fed cần để kéo lạm phát về mục tiêu.
Hay nói cách khác, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao có thể giảm được lạm phát trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn tăng trưởng tốt thì tại sao lại phải giảm lãi suất?
Mời Anh Chị xem tiếp ở video dưới đây:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận