menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thảo Nguyên SimpleInvest Pro

Cùng là Xây dựng, tại sao CTD tăng mạnh còn HBC thì không?

Hãy cùng SimpleInvest nghiên cứu trong bài viết hôm nay nhé!

Cùng là Xây dựng, tại sao CTD tăng mạnh còn HBC thì không?

- Gần đây, nhiều cổ phiếu Xây dựng dân dụng bật tăng mạnh vì thị trường BĐS đã bớt khó khăn hơn nhờ vào những giải pháp của Chính phủ để vực dậy thị trường BĐS. Nhiều cổ phiếu trong ngành Xây dựng đạt mức lợi nhuận cao như CTD: 80%, FCN: 33%, HTN:34%... Trong khi đó, HBC vẫn loay hoay vùng giá đáy.

- Rõ ràng là trong cùng 1 ngành, các cổ phiếu đều được hưởng lợi như nhau, chính sách là hỗ trợ chung cho toàn ngành. Vậy tại sao lại có trường hợp các cổ phiếu khác thì tăng giá mạnh còn HBC thì lại không tăng giá? Nguyên nhân nằm ở đâu? Và HBC đang gặp khó khăn gì trong bối cảnh hiện tại?

I. DOANH THU HBC

Hiện tại, doanh thu HBC được ghi nhận theo 2 hình thức:

1. Kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác nhận bởi khách hàng: Hình thức này được hiểu là khách hàng (Chủ đầu tư) thanh toán trước một khoản tiền để doanh nghiệp (HBC) có nguồn tiền khởi công dự án.
2. Dựa vào chi phí của hợp đồng đã phát sinh: Hình thức này được hiểu là khách hàng không cần thanh toán trước bất kỳ khoản tiền nào mà doanh nghiệp sẽ thực hiện khởi công trước, nhận tiền sau.
Cùng là Xây dựng, tại sao CTD tăng mạnh còn HBC thì không?

=> Đối với HBC, từ trước đến nay, hầu hết các dự án thì HBC đều chọn cách ghi nhận doanh thu thứ 2 (dựa vào chi phí của hợp đồng đã phát sinh).

- Trong giai đoạn thịnh vượng, khi mà CTD đang có vấn đề về nội bộ thì HBC sử dụng cách số 2, điều này đã giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu đi theo cách số 2 thì sẽ có những rủi ro về khả năng thanh toán của chủ đầu tư (Chủ đầu tư không trả tiền thì DN sẽ vào thế khó)

- Thời gian qua, thị trường BĐS đóng băng do các vụ bắt bớ liên quan đến Vạn Thịnh Phát và trái phiếu làm cho các dự án không thể tiếp tục hoạt động. Vì vậy, các chủ đầu tư cũng không thanh toán tiền cho HBC (thể hiện ở khoản Phải thu, có mô tả chi tiết ở phần tiếp theo)

KẾT LUẬN: Nguyên nhân dẫn đến HBC gặp khó khăn như hiện tại, giá cổ phiếu không tăng trưởng là do cách lựa chọn hướng đi của HBC quá rủi ro trong bối cảnh hiện tại.

II. KHOẢN PHẢI THU CỦA HBC

Điều đáng chú ý trong cơ cấu tài sản của HBC là khoản Phải thu từ khách hàng.

Cùng là Xây dựng, tại sao CTD tăng mạnh còn HBC thì không?

- Tính tới thời điểm Quý 1/2023, Khoản phải thu khách hàng của HBC là 11,369 tỷ đồng. Khoản mục này của ngành Xây dựng phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu (HBC) với người người giao thầu (Chủ đầu tư).

- Chính vì đặc thù cách ghi nhận doanh thu của HBC là Dựa vào chi phí của hợp đồng đã phát sinh nên khoản Phải thu của HBC rất lớn. Điều này cho thấy HBC thực hiện triển khai dự án nhưng bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn rất lớn.

Cùng là Xây dựng, tại sao CTD tăng mạnh còn HBC thì không?

- Theo số liệu BCTC Quý 1/2023, khoản Phải thu của HBC được chia thành 2 loại:

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng (5,763 tỷ): Đây là khoản Phải thu đã có hợp đồng, xác nhận từ chủ đầu tư và chủ đầu tư cam kết sẽ thanh toán trong khoảng thời gian nhất định.
2. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng (3,691 tỷ): Đây là khoản mà HBC phải xây dựng trước đến khi hoàn thành thì mới nhận được tiền thanh toán từ chủ đầu tư (khoản này không có hợp đồng và doanh nghiệp tự ứng trước 100% tiền để xây dựng)
*GHI CHÚ:

- Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án sẽ cần đến vật liệu xây dựng. Nhưng hiện tại, HBC gặp khó khăn khi các cửa hàng vật liệu không chấp nhận mua nợ, mua vật liệu bắt buộc phải thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi các doanh nghiệp khác (CTD) thì được chấp nhận mua nợ.

- Chính vì vậy nên HBC buộc phải chuẩn bị toàn bộ nguồn tiền để thực hiện cho việc triển khai dự án. Để có nguồn tiền lớn như vậy thì HBC buộc phải đi vay vốn thêm (được thể hiện ở cơ cấu tài chính bên dưới)

III. CƠ CẤU TÀI CHÍNH KIỆT QUỆ

Cùng là Xây dựng, tại sao CTD tăng mạnh còn HBC thì không?

- Nhìn vào cơ cấu tài chính của HBC cũng thấy rõ được là Doanh nghiệp đang gặp vấn đề lớn trong Dòng tiền.

- Tính đến thời điểm quý 1/2023, lượng tiền mặt và tiền gửi chỉ còn 257 tỷ, đây là con số rất ít và giảm 63% so với cùng kỳ. HBC không có dòng tiền thì sẽ không thể triển khai các dự án hiện tại cũng như về các gói thầu, khó cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác cùng ngành có tài chính mạnh.

- Ngược lại, Nợ vay của HBC rất lớn, tổng nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn là 5,528 tỷ đồng. Doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực chi phí nợ vay lớn, đặc biệt, phần lớn nợ vay đều là nợ ngắn hạn.

- Thông thường, nợ vay ngắn hạn là doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm. Chính vì vậy mà áp lực nợ vay đang rất lớn đối với HBC.

ĐÁNH GIÁ: HBC vừa phải đối diện với áp lực nợ vay, vừa phải cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài để có những gói thầu. Cơ cấu tài chính kiệt quệ cùng với khoản Phải thu lớn khiến cho doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ trong 2 quý gần đây. Đặc biệt, trong quý 4/2022 lỗ hơn 1000 tỷ đồng – khoản nợ lớn nhất từ trước đến nay của HBC.

IV. SimpleInvest ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÀ HBC CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

Để vượt qua giai đoạn khó khăn chồng chất này, SimpleInvest đưa ra các giải pháp, bao gồm:

Thứ nhất: Doanh nghiệp bổ sung nguồn tiền mới thông qua việc phát hành thêm cho đối tác chiến lược
Thứ hai: Doanh nghiệp cần quản trị lại các khoản Phải thu, không nên ghi nhận doanh thu theo phương án cũ mà nên tập trung vào phát triển bền vững. Tức là không chọn phương án 2 là tự dùng nguồn tiền để xây dựng, xây dựng xong mới nhận tiền từ chủ đầu tư mà nên chọn phương án chủ đầu tư thanh toán trước để có dòng tiền triển khai dự án.

=> TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA SIMPLEINVEST VỀ DOANH NGHIỆP HBC. BẠN CÓ ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM CỦA SIMPLEINVEST HAY KHÔNG? ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN BÊN DƯỚI PHẦN BÌNH LUẬN ĐỂ CÙNG BÀN LUẬN NHÉ!

--------------------------------------------

Nhà đầu tư mong muốn tìm hiểu về phương pháp và hiệu quả đầu tư của SimpleInvest thì hãy tham gia ngay chương trình “TRẢI NGHIỆM HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TẠI SimpleInvest”.

Khi tham gia chương trình này bạn sẽ cơ hội trải nghiệm và cảm nhận về Hiệu quả đầu tư - Dịch vụ cung cấp - Hình thức đồng hành... bằng tất cả sản phẩm đang có tại SimpleInvest như một khách hàng hiện hữu của hệ thống, bạn có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận lớn cho danh mục đầu tư của mình. Đồng thời hiểu được phương pháp cũng như hiệu quả đầu tư mà SimpleInvest mang lại cho quý khách hàng.

=> Thông tin chi tiết về chương trình ưu đãi nhà đầu tư có thể tham khảo tại đây: https://24hmoney.vn/posts/uu-dai-trai-nghiem-hieu-qua-dau-tu-tai-simpleinvest-mien-phi-c55a1901236.html

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả