menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Pro

[CÙNG BÀN LUẬN] SVB tác động như nào đến thị trường Việt Nam?

Câu chuyện Silion Valley (SVB) hôm qua tới giờ đã được nói nhiều, đại khái ai cũng biết rằng SVB huy động được nhiều từ nhóm Tech, Health care, chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn ngắn, sau đó mang đi đầu tư TPCP Mỹ và cho vay cũng nhóm Tech. Xui rủi thế nào Fed tăng lãi suất nhanh quá, đám Tech đi gửi tiền phải rút tiền ra đốt tiếp do không thể huy động tiền từ VCs nhanh như giai đoạn tiền còn nhiều và rẻ

TÓM TẮT CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT RÕ

Câu chuyện Silion Valley (SVB) hôm qua tới giờ đã được nói nhiều, đại khái ai cũng biết rằng SVB huy động được nhiều từ nhóm Tech, Health care, chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn ngắn, sau đó mang đi đầu tư TPCP Mỹ và cho vay cũng nhóm Tech. Xui rủi thế nào Fed tăng lãi suất nhanh quá, đám Tech đi gửi tiền phải rút tiền ra đốt tiếp do không thể huy động tiền từ VCs nhanh như giai đoạn tiền còn nhiều và rẻ.

SVB bị rút nhanh quá phải đi kiếm tiền trả. Khoản vay cho nhóm Tech thì đám này lúc nào cũng lỗ, dòng tiền luôn âm tiền đâu mà trả. Khi gặp phải vấn đề rủi ro kỳ hạn nhưng không có hedge, SVB đành phải bán danh mục trái phiếu (đang lỗ do mark to market, chứ nếu cầm dài đến khi đáo hạn cũng không sao), dẫn đến lỗ trên giấy tờ thành lỗ được hiện thực hoá luôn. Để bù lỗ và đảm bảo thanh khoản, SVB lại phải tuyên bố bán cổ phiếu lấy tiền. FDIC không đứng ngoài lâu được nên bay vào dừng cuộc chơi sớm luôn. Bài học năm 2008 còn đó, ngăn chặn sự hoảng loạn trong hệ thống quan trọng hơn nhiều so với việc để các công ty Tech mất tiền gửi theo cơ chế thị trường.

Nói một cách khác, SVB phá sản là nằm trong xu hướng chung của làn sóng phá sản của các công ty công nghệ trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ của Fed.

DIỄN BIẾN TIẾP THEO SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Câu chuyện xử lý tiếp theo mới đáng nói. Đó chính là nhiều nhà đầu tư nói rằng vì Fed quá mạnh tay nên mới xảy ra chuyện này và Fed sẽ phải cân nhắc cho việc tiếp tục nâng lãi suất trong các cuộc họp tiếp theo. Thị trường đang rất kỳ vọng nhưng khả năng xảy ra là khó . Nguyên nhân bởi một số khác biệt cơ bản giữa vụ đổ vỡ Lehman Brothers và SVB lần này như sau:

(i) Quy mô của Lehman lớn hơn;

(ii) Vụ đổ vỡ hệ thống tài chính năm 2008 bắt đầu từ thị trường nhà đất có mang TÍNH HỆ THỐNG, các ngân hàng tạo ra các lớp sản phẩm tài chính phức tạp (MBS, CDO), cùng tham gia, cùng bảo lãnh cho nhau. Trong khi đó, sự việc lần này chỉ mang tính đặc thù của riêng SVB, liên quan đến việc nhận và cho vay những công ty Tech start up, khả năng quản lý danh mục của ngân hàng này;

Do đó, khó có thể có chuyện Fed sẽ phải dừng tăng lãi suất theo lộ trình để cứu hệ thống tài chính, vì tới thời điểm hiện tại, chưa phát sinh rủi ro hệ thống mà chủ yếu do rủi ro từ bảng cân đối của SBV. Ngoài ra, quy mô và tính liên kết của SVB không đủ lớn để gây ra một đợt bùng phát kiểu năm 2008, nhưng khả năng cao sẽ kéo theo các vụ bank-run ở các ngân hàng có quy mô trung bình, với mô hình tương tự ( liên quan tới các công ty khởi nghiệp). Thực tế, có nhiều cổ phiếu banks, định chế tài chính đang bị áp lực short lớn hơn nhiều như Republic First Bancorp, Columbia Banking System, Silvergate Capital.

Vụ việc lần này thực tế, tương tự như SCB ở Việt nam, liên quan tới vấn đề rủi ro kỳ hạn, bank run. Dẫn tới phán đoán rằng, nếu thực sự có hành động can thiệp từ Fed, đó phải là thông qua kênh OMO để hỗ trợ thanh khoản chứ không phải là tăng chậm/giảm lãi suất vào lúc này.

Ngoài áp lực đến từ nhóm banks, nhóm cổ phiếu Tech cũng đang chịu áp lực lớn khi nhiều công ty gửi tiền vào đây lớn hơn nhiều so với con số 250,000 USD trong phạm vi bảo lãnh của FDIC và các công ty này đang cần tiền để trả lương vào tuần tới đây. Thực tế, một số công ty nhỏ thì vẫn có thể có lượng tiền cho vài tuần kế tiếp, ngoài ra, FDIC sẽ trả cho những người gửi tiền của SVB khoản “ tạm ứng” ( advance dividend)” để thực hiện việc trả lương.

Điều này sẽ được thực hiện bằng cách

(i) tiếp tục bán trái phiếu ( thanh khoản hơn) để tạm ứng

(ii) và (ii) sớm tìm được người mua toàn bộ tài sản SVB -cách này lâu dài hơn, mất thời gian hơn.

Họ phải chờ đến khi FDIC bán hết các tài sản ( kém thanh khoản) của SVB để được hoàn lại số tiền gửi của mình, khả năng cao phương án FDIC đang cố gắng thực hiện là mời các ngân hàng lớn như Goldman Sachs hoặc JP Morgan mua các tài sản này và tiếp quản các khoản tiền gửi này.

Nhìn chung, tác động dài hạn đối với sự sụp đổ của SVB lên cộng đồng khởi nghiệp công nghệ sẽ là tâm lý bi quan, ngại xuống tiền cho những doanh nghiệp này trong tương lai. Các công ty này cũng phải tìm các nhà cung cấp về dịch vụ tài chính mới cho mình, với mức ưu đãi thấp hơn so với SVB ( điều mà khiến các founders của các công ty này chọn gửi tiền tại SVB ngay từ đầu). Đối với nền kinh tế Mỹ, với số liệu việc làm mới nhất được công bố, có thể thấy mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nhưng vẫn khá mạnh so với kỳ vọng. Do đó, sự việc đơn lẻ từ SBV khó có thể khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nhiều.

ĐỐI VỚI TTCK MỸ THÌ SAO?

Thị trường chứng khoán Mỹ đang chuyển qua giai đoạn hậu chính sách tiền tệ thắt chặt, tức là nhà đầu tư sẽ quan tâm đến cặp đôi tăng trưởng/lợi nhuận. Với việc chủ tịch Fed trong phiên điều trần trước Quốc Hội tuyên bố “sẽ tăng lãi suất cao hơn so với kỳ vọng" của họ nếu như các số liệu tổng thể vẫn cho thấy nền kinh tế vẫn mạnh thì khả năng tăng lãi suất đến 0.75% trong năm 2023 ( 0.5% cho tháng 03 và 0.25% cho tháng 05) là vẫn có.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã chiết khấu gần như xong kịch bản 0.5% cho tháng 03 khi DJ mất mốc 32,900 điểm. Do đó, TTCK Mỹ sẽ tạo ra vùng dao động mới cho kịch bản này, sau khi dao động trong vùng 32,900-34,700 điểm trong suốt từ tháng 11 năm 2022 ( là vùng lạc quan thái quá, thể hiện việc Fed sẽ giảm lãi suất trong năm 2023). Nhiều khả năng, DJ sẽ dao động trong vùng 31,000-32,900 điểm theo tâm điểm tăng trưởng kinh tế/lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tâm lý nhà đầu tư có bị tác động trong phiên cuối tuần qua nhưng không quá mạnh, khả năng tuần tới thị trường sẽ chiết khấu tiếp tin này nhưng điều này lại chứng tỏ, quy mô của SVB chưa thực sự làm các nhà đầu tư run sợ. Trong ngắn hạn, kỳ vọng của nhà đầu tư đang hướng về Fed, do đó, tin tức về CPI vào thứ 03 mới thực sự quan trọng. Nếu CPI ra tăng chậm hơn kỳ vọng/hoặc giảm, thị trường có khả năng hồi mạnh và ngược lại. Trong trung hạn, DJ sẽ tiếp tục dao động cho tới khi nhà đầu tư giá trị nhận được câu trả lời: tăng trưởng/lợi nhuận sẽ tệ đến mức nào-tức là vào khoảng hết quý 1/2023 khi BCTC và tăng trưởng GDP được công bố

ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Xu hướng theo đi tương tự với thị trường Mỹ, với độ trễ khoảng 06 tháng. Trong ngắn hạn ( tuần tới), thị trường trong tuần qua đang có sự kỳ vọng đối với sự kiện Quỹ Fubon chuẩn bị giải ngân 3,800 tỷ đồng. Sự kiện này có tác động tâm lý nhiều hơn là về mặt nguồn tiền.

Do đó, nhiều khả năng đầu tuần thị trường sẽ bị ảnh hưởng giảm bởi tin tức từ SVB, sau đó dần hồi phục từ sự kiện Quỹ Fubon (tin tốt, tiền cũng có tuy không nhiều). Thị trường sẽ tăng được một đoạn ngắn nữa trước khi yếu dần

Về trung hạn, lạm phát bây giờ mới biến số chính cần quan sát. Nếu lạm phát ở mức mục tiêu thì SBV (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) có room để lỏng hơn một chút, ít nhất là không tiếp tục tăng lãi suất.

Đến khi có câu trả lời cho

(i) lãi suất có tăng nữa không và tiếp tục cao đến khi nào

(ii) tăng trưởng/lợi nhuân bị ảnh hưởng như thế nào?

và (iii) có thể tệ hơn được nữa không (quý 2) thì VNINDEX sẽ tiếp tục xu hướng sideway giảm dần

KỊCH BẢN XẤU HƠN chỉ khi phe Short muốn "giậu đổ bìm leo" thì co chân đạp mạnh...nhân diễn biến tâm lý yếu của nđt giai đoạn này thì...ngưỡng hỗ trợ mới được xác lập sớm và nhanh hơn. Nửa cuối tháng 3, đầu tháng 4...cũng là lúc có những thông tin được công bố.

Mod: Võ Minh Chiến - Kinh tế trưởng QMVGroup

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
8 Yêu thích
5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại