[CÙNG BÀN LUẬN] "Nội chiến quyền lực" Hòa Bình có theo "vết xe" của Coteccons?
Doanh nghiệp cũng giống như con thuyền giữa dòng sông vậy, các tay chèo không đồng thuận, không cùng chung chí hướng có thể dẫn đến lật thuyền. Thời gian vừa qua chắc hẳn nhiều người đã được nghe câu chuyện "nội chiến quyền lực" trong CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC).
Tại HBC có thể thấy rõ, các tay chèo thuyền không đồng lòng hướng tới mục tiêu chung, dẫn tới HBC trong những năm vừa qua chưa đạt đỉnh cao trong ngành xây dựng. Nhìn lại năm 2019 khi Hyundai Elevator Co Ltd đầu tư cho HBC, tất cả nhà đầu tư đã từng được mơ về doanh nghiệp sẽ vượt ra khỏi cái bóng của CTCP xây dựng Coteccons (CTD). Nhưng bất ngờ là từ khi Hyundai Elevator Co Ltd vào mua quanh giá 23.000 đồng/cổ phiếu đến nay cái họ nhận được có thể cũng là lời hứa hẹn có cánh. Nhiều thành viên trong ban lãnh đạo của HBC đang lo sợ với cách làm việc cách phát triển như hiện tại thì rất dễ HBC sẽ bị thâu tóm bởi nước ngoài, giống như cách Kusto của Singapore thâu tóm CTD vậy.
Nhưng liệu câu chuyện hiện tại của HBC liệu có đang giống với câu chuyện của CTD cách đây 2 năm trước không?
Tất cả đều trên danh nghĩa cổ phần, không có việc đấu đá ở ngoài cuộc chơi. Trên danh nghĩa thì cả Kusto và ông Nguyễn Công Phú thành viên HĐQT đều có quyền được điều hành và lên vị trí Chủ tịch HĐQT nếu số cổ phần chiếm ưu thế hơn. Vậy nên ông Nguyễn Bá Dương rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT của CTD là điều bình thường tại thời điểm đó. Do đó, công Lê Viết Hải rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Công Phú thành viên HĐQT lên nắm quyền hoàn toàn có thể xảy ra khi ông Viết Hải hiện chỉ còn nắm giữ 17.14% cổ phần của công ty.
Câu chuyện xung quanh HBC hiện tại cũng có nhiều điểm giống với câu chuyện của Conteccons thời điểm 2 năm trước khi Kusto cho rằng ông Bá Dương đã không đưa Conteccons đi đúng hướng và hoạt động kinh doanh kém đưa giá cổ phiếu đỉnh cao từ 210.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 80.000 đồng/cổ phiếu.
Và hiện tại Xây dựng Hòa Bình cũng tương tự, khi nhóm cổ đông lớn tại HBC đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm hạ bệ ông Lế Viết Hải như: 5 năm vừa qua HBC không đi đúng hướng; hoạt động kinh doanh lẫn chiến lược không tốt dẫn tới doanh nghiệp đang nợ rất nhiều; lo ngại doanh nghiệp sẽ bị thâu tóm bởi nước ngoài… Bên phía công Viết Hải thì vẫn cho rằng thời gian vừa qua là thời gian khó khăn của bất động sản xây dựng nói chung nên HBC gặp khó khăn là chuyện bình thường và có thể còn nhiều câu chuyện nội bộ mà chúng ta chưa biết.
Liệu ông Hải sẽ phải chuyển giao quyền lực như ông Nguyễn Bá Dương (2020)?
Như tôi đã nói ở trên, HBC là doanh nghiệp công ty cổ phần và việc chuyển giao quyền lực là điều bình thường. Đặc biệt tại thời điểm này, ông Hải khá giống ông Dương cách đây 2 năm trước đang chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn tin không mấy là tích cực, dễ khiến tâm lý cổ đông và nhà đầu tư lung lay.
Tôi vẫn tin rằng việc nắm quyền lực chưa chắc đã mang đến thành công bằng việc làm đúng và định hướng đúng doanh nghiệp của mình. Con Thuyền muốn đi nhanh đi xa thì các tay chèo phải cùng hướng tới một mục tiêu.
Còn anh chị nghĩ sao? Hãy cùng để lại ý kiến dưới bài viết này nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận