‘Cú hích’ hạ tầng Bình Chánh trước lộ trình lên quận
Mới đây, theo kết quả rà soát mới đây, huyện Bình Chánh hiện cơ bản hội đủ các tiêu chí để thành quận như cơ cấu kinh tế, thu nhập, dân số, cơ sở hạ tầng,…
Tâm điểm kết nối của Tây Sài Gòn
Định hướng phát triển đến năm 2020-2025 của 3 huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, TP.HCM đặt mục tiêu nâng chất từ huyện thành quận. Dáng dấp đô thị ở 3 địa phương này đã hiện rõ, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền cùng sự đồng lòng của người dân để mục tiêu sớm trở thành hiện thực.
Đại diện UBND huyện Bình Chánh cho biết, huyện có diện tích khoảng 25.000 ha, đất nông nghiệp là 7.900 ha (chiếm 31% tổng diện tích). Đến năm 2025, dự kiến số hộ còn sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,4% tổng số hộ. “UBND huyện đã có văn bản xin chủ trương thành lập quận và đã được UBND TP.HCM chấp thuận. Nếu thành quận, bộ máy hành chính sẽ quản lý tốt hơn”.
Trong đó Bình Chánh được đánh giá cao khi là cửa ngõ của 13 tỉnh ĐBSCL, sở hữu các cụm, khu công nghiệp lớn tại TP.HCM với lực lượng lao động dồi dào. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa tại khu vực này diễn ra nhanh khi mỗi năm tiếp nhận trên 30.000 dân nhập cư.
Mạng lưới hạ tầng giao thông hoàn thiện với các trục chính kết nối về trung tâm. Cụ thể, mạng lưới liên kết vùng hoàn thiện với các tuyến huyết mạch như Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, tương lai sẽ có thêm tuyến đường sắt cao tốc 10 tỉ USD TP.HCM - Cần Thơ,... Sự phát triển về hạ tầng giúp cư dân dễ dàng di chuyển tới quận 1, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (qua Võ Văn Kiệt), Phú Mỹ Hưng (qua Nguyễn Văn Linh) trong khoảng 20 phút. Ngoài ra, khu vực còn có dự án tuyến Metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên), tuyến buýt nhanh BRT số 1 kết nối trung tâm quận 1 tới phía Đông và Tây thành phố.
Trong lộ trình lên quận của Bình Chánh, khu trung tâm hành chính được xem là đòn bẩy quan trọng và là chiến lược dài hơi đã được địa phương xây dựng từ nhiều năm qua. Trung tâm hành chính Bình Chánh với vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu Tây Sài Gòn, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo đà cho thị trường bất động sản khu vực này phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi chất từ huyện lên quận.
Toàn khu hành chính tọa lạc tại trung tâm thị trấn Tân Túc, được định hướng quy hoạch khoa học với hàng loạt tiện ích công dày đặc gồm: UBND, chi cục thuế, trụ sở công an, bệnh viện, trường mầm non, nhà thiếu nhi, công viên kiểu mẫu rộng 2 ha và dự án nhà ở với gần 2.000 căn hộ. Bao quanh khu vực này nhanh chóng hình thành các cung đường thương mại sầm uất, đắt giá bậc nhất phải kể đến đường Nguyễn Hữu Trí, đường Tân Túc (rộng 6 làn xe).
Đón đầu “tiềm năng” tăng giá
Trong quý 3/2020, lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM tuy được cải thiện so với quý trước nhưng tổng nguồn cung căn hộ chào bán trong 9 tháng 2020 vẫn thấp hơn khoảng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu Tây Sài Gòn nói chung và Bình Chánh nói riêng cũng nằm trong xu thế đó khi tiếp tục thiếu hụt nguồn cung, trong khi nhu cầu về nhà ở và đầu tư đang rất cao.
Có một điều dễ nhận thấy ở khu vực này là ngưỡng giá BĐS còn “mềm” so với các khu vực khác đã phát triển trước đó. Chính vì thế, cơ hội đầu tư cũng như an cư luôn dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, thường những nhà đầu tư “nhạy bén” sẽ đón đầu thông tin lên quận hay thông tin hạ tầng từ thời điểm ban đầu, để khi hình thành rõ nét biên lợi nhuận sẽ đạt được cao hơn.
Điều này được dự báo dựa trên kịch bản diễn biến thị trường BĐS tại các khu vực trung tâm hành chính, tài chính của TP.HCM nhiều năm qua. Chẳng hạn như Phú Mỹ Hưng trước năm 1998 chỉ là vùng đầm lầy hoang sơ, giá đất khoảng 2-4 triệu đồng/m². Sau khi được mạnh tay đầu tư hạ tầng, tiện ích, nơi đây vươn mình trở thành trung tâm hành chính - tài chính kiểu mẫu thì giá đất trung tâm Phú Mỹ Hưng đã vượt ngưỡng 250 triệu đồng/m².
Hay như KĐT mới Thủ Thiêm, giá đất chỉ khoảng 150.000 - 200.000 đồng đất nông nghiệp ở thời điểm 1996-2003 thì đến nay đất ở khu vực này đã vọt lên ngưỡng 250-300 triệu đồng/m², thuộc top cao nhất toàn TP.HCM nhờ được quy hoạch và kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính mới.
Theo đại diện JLL Việt Nam, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính sẽ đầu tư theo cách phân tán rủi ro, bỏ tiền ở khu Đông một ít, khu Tây một ít. Ở thị trường còn tiềm năng, giá còn “mềm” chắc chắn nhà đầu tư sẽ kiếm lợi nhuận nhiều hơn, có thể gấp 2-5 lần khi dự án hình thành. Còn ở khu vực đã có quá nhiều nhà đầu tư, chắc chắn nguồn sinh lợi sẽ không bằng các thị trường có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận