Cơn khát chip bán dẫn tại Mỹ
Cơn khát chip bán dẫn tại Mỹ
Theo báo cáo tài chính kinh tế của ING Group - tập đoàn dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Hà Lan, chỉ số sản xuất của viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM) giảm do sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu ảnh hưởng đến sản lượng và đơn đặt hàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nhu cầu mạnh mẽ và mức hàng tồn kho thấp, quyền định giá của các công ty đã trở lại và rủi ro về một đợt lạm phát kéo dài trở nên cao hơn.
Hạn chế về nguồn cung làm ảnh hưởng đến sản lượng và đơn đặt hàng
Chỉ số sản xuất ISM của Mỹ đã giảm một cách đáng ngạc nhiên trong tháng 4 từ 64,7 xuống 60,7 trái với nhận định chung chỉ số nên là 65 và ING cũng đã dự kiến chỉ số cao hơn một chút với các kết quả đọc từ các khảo sát khu vực.
Từ báo cáo này, rõ ràng là các vấn đề về nguồn cung, đặc biệt về chip bán dẫn đang thiếu hụt trên toàn cầu và đang hạn chế tăng trưởng sản lượng. Các nhà sản xuất ô tô đã rất lưu ý đến những khó khăn này đã đưa ra và đã đưa ra dự báo rằng sản lượng có thể giảm mặc dù nhu cầu tăng mạnh.
Các ngành công nghiệp khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và nó sẽ có tác động trực tiếp đối với các công ty khác trong toàn chuỗi cung ứng - nếu công ty không thể có đủ nguồn cung chip, thì không có lý do gì để đặt các đơn hàng cho các linh kiện khác
Kết quả là, tốc độ tăng trưởng các đơn đặt hàng và thậm chí việc làm bị chậm lại. Tuy nhiên,đây vẫn là những mức tăng trưởng khả quan trong nhóm ngành sản xuất đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế toàn cầu trong năm nay. Thật vậy, trong khi tốc độ tăng trưởng mặt bằng chung đang chậm lại, thì tất cả 18 ngành được phân loại là sản xuất đang ghi nhận mức tăng sản lượng .
Giả sử những hạn chế về nguồn cung này được giải quyết trong những tháng tới, chúng ta sẽ thấy sản lượng, đơn đặt hàng và việc làm sẽ tăng đạt mức kỷ lục. Vẫn đang có nhu cầu đáng kể trong nước Mỹ với kế hoạch chi tiêu và đầu tư công lên tới 4 tỷ đô la của chính phủ Tổng thống Biden. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu sẽ trở lại khi các biện pháp ngăn chặn của Covid được nới lỏng do hiệu quả các chương trình tiêm chủng đem lại.
Những hạn chế liên quan đến nguồn cung trong nền kinh tế sẽ tạo ra áp lực lạm phát. Chỉ số giá ISM cho linh kiện đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, nhưng vấn đề Cục Dự trữ Liên Bang đang lo ngại là viễn cảnh các công ty sẽ chuyển áp lực giá lên người tiêu dùng và theo quan sát, chỉ số CPI và PCE giảm phát đang liên tục ở mức cao hơn so với Ngân hàng Trung Ương đang dự kiến.
Báo cáo cũng cho thấy rằng lượng đơn đặt hàng tồn đọng ở mức cao nhất mọi thời đại trong khi mức hàng tồn kho vẫn ở gần mức thấp kỷ lục, đó là câu chuyện mà mọi nhà sản xuất đều muốn nghe. Nó cũng có nghĩa là quyền định giá và rủi ro lạm phát đang rất gần với thực tế theo các tín hiệu cảnh báo từ Philly Fed, đế chế về khảo sát sản xuất và khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận