Con đường nào phía trước cho VN-Index?
Trong chương trình Vietstock Beat tháng 10 với chủ đề "VN-Index - con đường phái trước" diễn ra sáng ngày 06/10, các chuyên gia đã đưa ra nhiều góc nhìn thú vị, giúp nhà đầu tư xác định được các cột mốc quan trọng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới, qua đó mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh đầy biến động.
Bức tranh lợi nhuận trong nửa cuối năm 2023
Theo Nguyễn Xuân Cường - Giám đốc Khối Môi giới TPS, lợi nhuận toàn thị trường đã đạt đỉnh vào quý 1/2022, suy giảm từ quý 2 trở đi và thấp nhất vào quý 4; tạo đáy quanh quý 1-2/2023. Như vậy, với nền quý 3-4/2022 trước thấp, nhiều khả năng tăng trưởng quý 3 và quý 4 năm nay sẽ tăng trưởng dương.
Ảnh chụp màn hình
Ngành ngân hàng dù còn nhiều khó khăn, nhưng quý 3-4/2023 được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện do chi phí vốn giảm, nợ xấu đạt đỉnh; bên cạnh đó, sản xuất và xuất khẩu bắt đầu phục hồi, kéo theo tín dụng sẽ tốt hơn, từ đó NIM được cải thiện. Trong đó, nhóm NHTM cổ phần nhà nước (lợi nhuận ổn, tỷ lệ bao phủ nợ tốt), hy vọng sẽ có kết quả tốt trong quý 3; còn đối với NHTM cổ phần tư nhân, một số có tỷ lệ bao phủ nợ xấu tốt tốt, còn một số chưa trích lập tốt sẽ đẩy về tương lai.
“Vừa rồi, mặc dù một số có lợi nhuận tốt, nhưng chưa trích lập đầy đủ, có thể phản ánh vào quý 3 và quý 4”, ông Cường nói. “Tuy nhiên, cũng không thể phủ định một điều là P/B của ngành ngân hàng đang khá hấp dẫn”.
Đối với ngành bất động sản (BĐS), dù có nhiều giải pháp hỗ trợ của Chính phủ để gỡ băng, nhưng cần thêm thời gian để phục hồi. Theo ông Cường, vấn đề của ngành BĐS dân cư thương mại là cung cầu phải gặp nhau.
“Hiện tại, cầu cũng nhiều, nhưng chủ yếu là cầu giá thấp, nhà ở xã hội. Trong khi nguồn cung lại là trung – cao cấp”, ông nhận xét.
BĐS khu công nghiệp cũng là một điểm sáng khi FDI vào Việt Nam tương đối tốt. Ngoài ra, thời gian qua Việt Nam đã ký hợp tác phương với nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc... kỳ vọng thu hút thêm được dòng vốn.
Ngành xuất khẩu cũng được vị chuyên gia từ TPS nhấn mạnh sẽ có sự hồi phục tốt trong quý 3 và quý 4. Thời gian gian này cũng là mùa lễ hội của các đối tác xuất khẩu lớn Việt Nam. Theo đó, thủy sản, dệt may, da giày và cảng biển cũng được hưởng lợi.
Đầu tư công cũng được dự đoán sẽ còn đẩy mạnh trong nắm tới. Còn ngành công nghệ thông tin có thể được hưởng lợi từ định hướng đẩy mạnh của Chính phủ, cũng như từ cơ hội thâm nhập vào chuỗi giá trị thế giới.
Một số ngành khác như hàng hóa (giá gạo, đường và phân ure đã tăng tốt thời gian vừa qua), được kỳ vọng cũng sẽ có sự cải thiện trong quý 3-4.
Ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ giữ vững phong độ với tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có sự tăng trưởng so với cùng kỳ.
Dòng tiền thông minh vẫn đang chờ cơ hội giải ngân
Ông Cường nhận xét trong giai đoạn đầu năm đến nay, thanh khoản khá thấp từ tháng 1 cho đến giữa tháng 5, có phiên chỉ khoảng 7-9 ngàn tỷ. Nhưng đột ngột từ sau giai đoạn này đến tháng 9, thanh khoản lên rất cao, trung bình lên đến 20 ngàn tỷ đồng mỗi phiên.
Dòng tiền thông minh luôn tìm cơ hội. Hiện tại cũng như trong năm tới, chứng khoán vẫn là kênh được đa số nhà đầu tư lựa chọn lựa chọn do BĐS vẫn khó khăn, vàng ít biến động và được kiểm soát chặt. Lãi suất tiết kiệm vẫn thấp, không đủ hấp dẫn.
Việc thanh khoản thị trường hiện tại ở mức thấp cũng là vấn đề bình thường. Thời gian trước thị trường tăng lên, cũng do yếu tố kỳ vọng và dòng tiền thì hiện tại cũng như vậy.
Dòng tiền đang chờ đợt, không vào. Nhưng khi thị trường về mức P/E hợp lý, kết hợp với yếu tố vĩ mô đang ổn định, thì dòng tiền sẽ vào lại, thanh khoản sẽ tăng lên.
Tâm lý thị trường là rủi ro lớn nhất
Về định giá, theo ông Cường thống kê, P/E toàn thị trường lúc đạt đỉnh (1,250 điểm) khoảng 14.6 lần và qua đợt giảm vừa rồi của thị trường, P/E chiết khấu về 13 lần – mức thấp trong 10 năm trở lại đây.
“Nếu các điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong các quý tới tiế tục được cải thiện, đặc biệt vào quý 3-4, EPS sẽ tăng lên làm cho P/E tiếp tục giảm, chiết khấu về mức khá hấp dẫn”, ông nói.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần theo dõi một vài biến số vĩ mô trong các tháng còn lại về lạm phát, tỷ giá và tăng trưởng tín dụng. Theo quan điểm của ông Cường, những yếu tố này cơ bản vẫn ổn định, chưa thể khiến Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách tiền tệ trong thời gian tới, mục tiêu năm nay là hỗ trợ tăng trưởng GDP.
Ông cũng lưu ý, thời gian qua thị trường tăng chủ yếu do kỳ vọng về chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho tăng trưởng và thứ hai có sự dịch chuyển từ tiền gửi sang chứng khoán. Do đó, yếu tố rủi ro lớn nhất hiện tại là tâm lý. Dòng tiền đang đứng ngoài và tâm lý bi quan.
Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, ông Nguyễn Quang Minh, CMT - Giám đốc Khối Nghiên cứu Vietstock cho biết đã xuất hiện phân kỳ giá xuống giữa xu hướng của VN-Index và MACD trong tháng 9. Dự báo cho một thời kỳ tương đối bi quan. Sau đó, xuất hiện một điểm break (phá vỡ) giữa VN-Index và MA50.
Kế đến nữa, VN-Index phá vỡ đáy cũ tháng 8 (vùng 1,150 – 1,170 điểm) và rơi xuống thủng SMA100. Điểm phá vỡ kép này đã tạo ra sự hoản loạn ngắn hạn, khiến cho thị trường đi xuống trong những ngày gần đây.
“Tuy nhiên, nếu muốn kết thúc xu hướng thì phải xuất hiện một ‘Death Cross’ xuất hiện vào tháng 4/2022”, ông Minh lưu ý.
Ông Minh nhận định rằng uptrend (xu hướng tăng) vẫn còn, chưa xuất hiện một ‘Death Cross’ nào cả, ông thẳng thắng “VN-Index cuối năm có thể quanh 1,060-1,080 điểm”.
Ảnh chụp màn hình
Chiến lược nào trong thị trường hiện tại
Ông Minh chia sẻ, qua việc chắt lọc từ các báo cáo phân tích, ông tạm chia thành 2 nhóm ngành “intensive sector” – ngành tấn công như công nghệ thông tin, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ, dầu khí và ngành “defensive sector” – ngành phòng thủ như dược phẩm, thực phẩm-đồ uống.
Có hai chiến lược được đưa ra. Thứ nhất do ngành tấn công có đặc thù sẽ giảm mạnh khi thị trường điều chỉnh mạnh nên khi điều này xảy ra thì nên hạ tỷ trọng cổ phiếu, chờ tạo đáy thì mua; và chiến lược thứ 2, khi thị trường giảm chuyển từ ngành tấn công sang ngành phòng thủ.
Ông Minh cho biết có thể nắm trên 50% cổ phiếu đối các ngành thiên về phòng thủ như dược phẩm và thực phẩm-đồ uống.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận