menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồng Phượng

Cổ phiếu ngân hàng được các chuyên gia nhìn nhận tích cực

Do triển vọng dài hạn của ngành và định giá hấp dẫn hiện tại của cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam, nên SSI vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với lĩnh vực này trong năm 2020...

Sau phiên đầu tuần ngày 3/2/2020, chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi ảnh hưởng của virus Corona tiếp tục lan rộng, trong đó thị trường Trung Quốc lao dốc mạnh chỉ số VN-Index giảm 8,48 điểm, sang phiên giao dịch ngày 4/2, do xuất hiện lực cầu bắt đáy mạnh đã giúp thị trường hồi phục, kết phiên, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,95 điểm, đạt 929,09 điểm. Diễn biến này phần nào đã xóa tan những nghi ngại trong tâm lý nhà đầu tư trong các phiên giao dịch ngày 30 và 31/1/2020, do tác động tiêu cực từ dịch cúm Corona, chỉ số VN-Index đã đánh mất tới 31,88 và 22,96 điểm. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá do kinh tế vĩ mô nói chung và một số lĩnh vực như du lịch, khách sạn, xuất khẩu nông sản... có thể chịu ảnh hưởng từ dịch virus Corona. Ngay cả ngành Ngân hàng cũng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn.

Cũng bởi Việt Nam trong những năm qua đã đẩy mạnh kết nối thương mại quốc tế, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu/GDP chiếm tỷ lệ cao (196,6 %). Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào đến từ các nhà cung ứng quan trọng như Trung Quốc có thể sẽ là thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã đóng cửa một số cửa khẩu đến Trung Quốc (như: Lào Cai, Lạng Sơn...) cho đến ngày 08/02/2020 – điều này đồng nghĩa với việc hạn chế giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam ở một mức độ nhất định.

Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm phân tích và Tư vấn đầu tư (Công ty CP Chứng khoán SSI) cho rằng, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và hoạt động du lịch sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi từ những sự kiện nêu trên, ít nhất là trong ngắn hạn. Do vậy, GDP quý 1 có thể sẽ gặp nhiều thách thức. Chính phủ có thể sẽ cần các yếu tố hỗ trợ để giúp tốc độ tăng trưởng hồi phục trong nửa cuối năm nay, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% cho cả năm 2020.

Vẫn còn quá sớm để đưa ra các đánh giá về diễn biến của thị trường và dự phóng lợi nhuận, song đại diện SSI cũng đưa ra nhận định nhanh đối với một số nhóm ngành và các khuyến nghị dựa trên ảnh hưởng của dịch virus Corona. Theo đó, đối với ngành may mặc, dịch virus không có tác động trực tiếp đến nhu cầu các sản phẩm ngành này, vì hầu hết các công ty may mặc trong nước không xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và tháng 2. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.

Đối với ngành bán lẻ, số lượt khách mua sắm tại các cửa hàng sẽ giảm do người tiêu dùng hạn chế đến những nơi công cộng để tránh khả năng lây nhiễm virus Corona, và tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần thiết (dược phẩm) thay vì các mặt hàng như ICT. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thói quen tiêu dùng có thể sẽ chuyển từ thương mại truyền thống (chợ truyền thống) sang hình thức thương mại hiện đại và mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Với thủy sản, xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm sút do xu hướng tiêu dùng bên ngoài (out-of-home) có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ virus Corona. Trong năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó, nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu trong quý I/2020…

Riêng với ngành Ngân hàng, bà Hoàng Việt Phương cho biết, do kinh tế vĩ mô nói chung và một số lĩnh vực như du lịch, khách sạn, xuất khẩu nông sản... có thể chịu ảnh hưởng từ dịch virus Corona, ngành Ngân hàng cũng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do triển vọng dài hạn của ngành và định giá hấp dẫn hiện tại của cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam, nên SSI vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với lĩnh vực này trong năm 2020 và khuyến nghị mua tại vùng giá thấp đối với các cổ phiếu nằm trong danh mục cổ phiếu ưa thích như: VCB, CTG, ACB, VPB.

Với dược phẩm, các chuyên gia cho rằng cổ phiếu nhóm này có diễn biến tích cực nhờ tâm lý thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện tại không thấy xuất hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mặt cơ bản đối với các công ty dược niêm yết do dịch virus Corona, vì vậy các chuyên gia vẫn duy trì quan điểm trung lập với cổ phiếu lĩnh vực này trong năm 2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại