Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 11?
Nhìn lại tháng 11 vừa qua, thị giá và thanh khoản của cổ phiếu nhóm ngân hàng có diễn biến hoàn toàn đối lập nhau.
Kết thúc phiên 30/11, chỉ số VN-Index tăng 77.61 điểm, tương đương tăng 8% so với cuối tháng 10, đóng cửa ở mức 1,003 điểm. Đồng thời, dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 30/11 tăng 40.89 điểm, tương đương tăng 11% so với cuối phiên 30/10, lên mức 404.99 điểm.
Vốn hóa ngân hàng tăng thêm gần 143,900 tỷ đồng
Trong bối cảnh thị trường thuận lợi, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng cũng tăng thêm hơn 143,873 tỷ đồng, lên mức hơn 1.1 triệu tỷ đồng (tính đến phiên 30/11), tương đương tăng 15% so với mức 963,759 tỷ đồng của phiên cuối tháng trước 30/10.
Riêng LPB (09/11/2020) và VIB (10/11/2020) sau ngày niêm yết đầu tiên trên sàn HOSE, giá trị vốn hóa của 2 nhà băng này đã lần lượt tăng thêm gần 98 tỷ đồng và 296 tỷ đồng tại ngày 30/11/2020, cùng tăng 1%.
Về phía 3 “ông lớn” gốc Nhà nước, VietinBank (CTG) có vốn hóa tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng với tỷ lệ 16%. Còn Vietcombank (VCB) và BIDV (BID) lần lượt tăng 12% và 8% so với cuối tháng trước.
Ở những ngân hàng cổ phần tư nhân, có 15/19 nhà băng ghi nhận vốn hóa tăng so với phiên 30/10 bao gồm MBB (+ 14%) , ACB (+13%), STB (+10%), TCB (+13%), NAB (+9%), TCB (+13%), VPB (+14%)...
Đáng chú ý, cổ phiếu KLB có thị giá tăng mạnh nhất nhóm ngân hàng với tỷ lệ 40%. Động lực giúp giá cổ phiếu KLB nổi sóng được cho là do thanh khoản cải thiện.
Trong vòng 3 tuần trở lại đây (từ ngày 29/10-20/11/2020), có tổng cộng hơn 128 triệu cổ phiếu KLB của Kienlongbank đã được giao dịch thỏa thuận với tổng trị giá hơn 1,700 tỷ đồng, bằng hơn 40% vốn hóa của Ngân hàng này.
Thanh khoản TCB tiếp tục dẫn đầu
Trái với diễn biến tích cực của thị giá, thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong tháng qua bị thu hẹp khi chỉ có gần 104 triệu cp/ngày được chuyển giao, giảm 18% so với tháng 10, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 2,246 tỷ đồng/ngày, giảm 16% so với tháng trước.
Đa phần các nhà băng đều có thanh khoản sụt giảm đáng kể. Điển hình là VCB (-18%), BID (-30%), CTG (-51%), BAB (-99%), EIB (-80%), SGB (-72%)...
Trong khi đó, thanh khoản KLB trong tháng 11 gấp 4.7 lần tháng trước với hơn 6 triệu cp được chuyển giao. Đây cũng là nhà băng có thanh khoản tăng mạnh nhất liên tiếp trong 2 tháng qua.
Ghi nhận hơn 6 triệu cp/ngày được chuyển giao, gấp 2.63 lần tháng trước, HDB là ngân hàng có thanh khoản tăng mạnh thứ hai trong số ít các nhà băng.
Techcombank (TCB) vẫn tiếp tục giành vị trí đứng đầu về thanh khoản với hơn 19 triệu cp/ngày được giao dịch trong tháng 11, giảm 24% so với tháng trước. Trong đó, TCB có khối lượng khớp lệnh bình quân đạt gần 19 triệu cp, giảm 14% so với tháng trước.
Trong tháng 11, khối ngoại đã bán ròng hơn 67 triệu cp ngành ngân hàng, tăng 61% so với tháng trước. Giá trị bán ròng hơn 1,571 tỷ đồng, tăng 49%.
HDB là nhà băng vừa có khối ngoại bán ròng mạnh nhất về khối lượng lẫn giá trị với hơn 39 triệu cp, gấp 5.2 lần tháng trước. Giá trị bán ròng hơn 992 tỷ đồng, gấp 4.4 lần tháng trước
Bên cạnh đó, BID, BVB, CTG, MBB, SGB, SHB, STB, VIB, VPB là những nhà băng còn lại có khối ngoại bán ròng.
VCB được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 3 triệu cp, tăng 76% và giá trị mua ròng đạt 276 tỷ đồng, tăng 78% so với tháng trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận