24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu họ xây dựng: Triển vọng trong dài hạn

Rất nhiều kỳ vong với cổ phiếu ngành xây dựng trong dài hạn.

“Sau nhiều khó khăn trong năm 2020, chúng tôi kỳ vọng thị trường nhà ở sẽ có phục hồi khả quan trong 2021, do nhu cầu mua nhà ở không bị mất đi mà bị dời từ năm 2020 sang năm 2021, đồng thời lãi suất sẽ được cắt giảm, hỗ trợ cho cả doanh nghiệp phát triển

Bất chấp đại dịch Covid-19 hành hoành, một thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn vẫn diễn ra trên thị trường xây dựng. Đó là sự kiện Tập đoàn Haseko (Nhật Bản) thông báo mua lại thành công 36% cổ phần của Ecoba Việt Nam - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, hoàn thiện công trình.

Mặc dù, giá trị thương vụ không được tiết lộ chi tiết. Nhưng chỉ cái tên Haseko đã gây nhiều chú ý bởi đây là ông trùm trong lĩnh vực xây dựng nhà ở tại Nhật Bản. Quy mô tài sản của tập đoàn này đang sở hữu lên tới 6,8 tỷ USD. Tính từ năm 1968, Haseko đã xây dựng hơn 650 nghìn căn hộ chung cư và số căn hộ tập đoàn này xây dựng chiếm 10% tổng số căn hộ hiện có tại Nhật Bản.

Thương vụ thâu tóm Ecoba sẽ mở đường cho Haseko thâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam, từ khâu lập kế hoạch, triển khai, marketing đến khâu quản lý các tòa nhà. “Ecoba có tiềm năng tăng trưởng và đặt trọng tâm kinh doanh vào mảng phát triển nhà ở, tương tự những gì chúng tôi dự kiến triển khai”, lãnh đạo Haseko nhận định.

Cổ phiếu họ xây dựng: Triển vọng trong dài hạn
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục vào thị trường xây dựng bằng các thương vụ M&A

Thực tế, dịch Covid-19 được đánh giá hạn chế triển vọng ngắn hạn ngành xây dựng thông qua việc sụt giảm hoạt động đầu tư. Theo nhận định của Công ty chứng khoán FPTS, phân khúc xây dựng nhà ở cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi kinh tế đình trệ làm giảm nhu cầu mua nhà. Ngược lại, xây dựng cơ sở hạ tầng có thể hưởng lợi nếu Chính phủ kích cầu kinh tế thông qua tăng cường đầu tư công.

Trong quý I năm nay, các ông lớn trong ngành xây dựng dân dụng như CTD, HBC và VCG đều có doanh thu và lợi nhuận giảm, thể hiện khó khăn và áp lực cạnh tranh gia tăng trong xây dựng dân dụng. Biên lợi nhuận gộp của nhóm này giảm khoảng 1-1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nhóm này, VCG có doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm gần 40%, HBC có lợi nhuận sau thuế giảm tới 96% so với cùng kỳ, còn CTD có lợi nhuận sau thuế sụt giảm nhỏ nhất do kiểm soát chi phí quản lý hiệu quả hơn và không phải chịu chi phí lãi vay.

Theo dự phóng của Fitch Solutions tháng 4/2020, ngành xây dựng Việt Nam tăng trưởng chỉ 5,7% trong năm 2020 – giảm 1,5 điểm phần trăm với dự phóng quý IV/2019 và đứng thứ ba tại châu Á sau Philippines (5,8%) và Bangladesh (5,9%).

Nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng từ 2021 trở đi dự kiến sẽ tươi sáng hơn nhờ nhu cầu gia tăng đồng loạt từ tất cả các phân khúc. Theo Công ty chứng khoán FPTS, xây dựng nhà để ở sẽ chịu ảnh hưởng trung bình của dịch Covid-19 nhờ nhu cầu nội địa cao, thúc đẩy bởi xu hướng đô thị hóa dài hạn của Việt Nam. “Sau nhiều khó khăn trong năm 2020, chúng tôi kỳ vọng thị trường nhà ở sẽ có phục hồi khả quan trong 2021, do nhu cầu mua nhà ở không bị mất đi mà bị dời từ năm 2020 sang năm 2021, đồng thời lãi suất sẽ được cắt giảm, hỗ trợ cho cả doanh nghiệp phát triển bất động sản và khách hàng mua nhà”, chứng khoán FPTS nhận định.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục lạc quan sẽ mang đến nhu cầu về xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp hay văn phòng cho thuê. Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công hậu đại dịch cũng mang cơ hội cho các doanh nghiệp hạ tầng. “Một số công ty đã miễn cưỡng chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong quá khứ vì chuỗi cung ứng ở Việt Nam thiếu chiều sâu. Nhưng với mức độ nghiêm trọng của những gì thế giới đang trải qua, cùng với những lo ngại về năng lực xử lý Covid-19 của Trung Quốc, các công ty FDI sẽ tăng tốc thành lập các nhà máy mới tại Việt Nam”, quỹ đầu tư Vina Capital nhận định.

Trên thực tế, một số hợp đồng mới có quy mô lớn đã được ghi nhận tại một số nhà thầu có thương hiệu. Trong quý I/2020, Coteccons đã công bố ký kết mới 2 hợp đồng thi công dự án cao cấp, nâng tổng giá trị trên 5.000 tỷ đồng, bao gồm Complex Building có quy mô 8.320 m2 với kết cấu 2 tòa tháp đôi cao 48 tầng, với 1.074 căn hộ hạng sang tại quận 1, TP.HCM và dự án The Metropole Thủ Thiêm. Trong khi đó, Tập đoàn Hòa Bình cho biết đã trúng thầu của ba dự án mới với tổng giá trị 1.554 tỷ đồng. Nhà thi công hạ tầng Fecon ghi nhận tổng giá trị trúng thầu mới từ đầu năm đến nay tầm 1.000 tỷ đồng.

Đó chính là điểm tựa cho các cổ phiếu họ xây dựng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả