Cổ phiếu GTN - Hiệu quả đến từ tái cấu trúc
Công ty Cổ phần GTNfoods (HM:GTN) được thành lập ngày 30/05/2011, với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực như sản xuất tre công nghiệp, xây dựng hạ tầng, khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhựa, nông sản và thực phẩm.
I/ Giới thiệu doanh nghiệp
Từ năm 2013, GTN bắt đầu triển khai chiến lược M&A các doanh nghiệp thực phẩm với chuỗi giá trị nông nghiệp khép kín. Cuối năm 2019, Vinamilk (HOSE: HM:VNM) đã sở hữu 75% cổ phần của Công ty và hoàn tất việc thâu tóm GTN.
II/ Phân tích cơ bản
Cập nhật KQKD Quý 3/2020
GTN công bố DTT và LNST trong Q3/2020 đạt lần lượt 776 tỷ đồng (-7% yoy) và 87,2 tỷ đồng (+289% yoy). Lũy kế 9 tháng 2020, DGC (HM:DGC) ghi nhận 2.144 tỷ đồng doanh thu (-6% yoy) và LNST đạt 72,7 tỷ đồng (+923% yoy). Qua đó, GTN đã hoàn thành được 76% kế hoạch DT và 73% KH LNST năm 2020.
Tái cấu trúc tập trung vào mảng kinh doanh sữa
Trong năm 2019, GTN lần lượt thoái vốn tại các công ty con GTNFarms, Cty Khai thác tài sản GTNfoods, Công ty Hàng tiêu dùng GTNfoods, giảm tỷ lệ sở hữu tại Vinatea xuống còn 20% nhằm tập trung nguồn lực cho mảng kinh doanh chính - sữa tươi Mộc Châu (MCM). Hiện tại, MCM đang có đàn bò hơn 27,500 con, trong đó 3,000 con thuộc về công ty sở hữu và 24,500 con thông qua việc liên kết với hơn 600 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Bên cạnh đó, MCM sở hữu 2 nhà máy sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng với công suất 250 tấn sữa/ngày. GTN tiến hành đầu tư mở rộng trang trại của MCM hiện tại lên quy mô thêm 2.000 con bò và đầu tư trang trại mới với diện tích 200ha, với công suất hơn 4.000 con bò.
Hậu thuẫn lớn đến từ Vinamilk
Với sự hậu thuẫn của Vinamilk, công ty đứng đầu ngành sữa tại Việt Namm GTN sẽ tiếp cận được vùng nhiên liệu, hệ thống quản lý và các kênh phân phối và bán hàng của Vinamlik. GTN kỳ vọng sẽ đạt được mức lợi nhuận gộp khoảng 40%, tương đương công ty mẹ nhờ: (1) tăng lượng sở hữu và cải thiện năng suất đàn bò, (2) tận dụng hệ thống phân phối của VNM với hơn 250.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.
III/ Phân tích dòng tiền với cổ phiếu GTN
III.1/ Quan điểm từ Nhà tạo lập
Dữ liệu phân tích dòng vốn do nhà tạo lập thị trường sở hữu cho thấy tư duy Bán với cổ phiếu GTN này vẫn duy trì ổn định. Lý do duy nhất khiến giá chưa giảm sâu là đợi các vị thế nhỏ lẻ tham gia bắt đáy để nhà tạo lập thị trường có thể Bán với giá tốt hơn. Đồ thị dữ liệu thể hiện rõ lượng tài sản nhà tạo lập thị trường sở hữu (đường xanh) thấp hơn hẳn so với vị thế nhỏ lẻ (thị trường chung) đang có.
Nên tiếp tục ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu nếu có hoặc bỏ qua cổ phiếu này vì chưa có cơ hội giao dịch.
III.2/ Quan điểm từ dòng tiền thông minh
Giá cổ phiếu GTN đang hoàn thiện giai đoạn cuối của quá trình tạo đáy. Cụ thể, lượng thay đổi dòng tiền cho thấy dòng tiền thông minh đang tham gia mạnh mẽ trong quá trình này. Nhưng quá trình bán không còn quyết đoán mà tranh thủ những thời điểm có vị thế nhỏ lẻ bắt đáy để thoát lượng hàng có sẵn với giá cao hơn. Áp lực Bán liên tục đè nặng thị trường khiến cho xu hướng chuyển sang pha yếu.
Các dữ liệu đều ủng hộ cho đà giảm từ giá. Không nên bắt đáy trong giai đoạn này khi áp lực bán chưa kết thúc.
Khả năng đảo chiều xu hướng đã bắt đầu đáng chú ý. Dữ liệu quan sát với cổ phiếu GTN cho thấy xác suất đảo chiều đạt mức trung bình. Có thể hình dung cổ phiếu đang ở giữa con sóng biến động giảm do dòng tiền thông minh tạo ra.
Chặng đường giảm đến của giá căn cứ theo làn sóng này vẫn còn dài. Điều này thể hiện qua dữ liệu về khối lượng hàng dòng tiền thông minh đã gom trước vẫn còn nhiều khi lực nén yếu. Nói cách khác, thay đổi từ giá mã chứng khoán sau khi dòng tiền thông minh bán xả chưa đạt mục tiêu kỳ vọng. Do vậy, khả năng mua trở lại chưa cao.
Về cảnh báo đảo chiều ngắn hạn, mức độ đảo chiều xu hướng ngắn hạn căn cứ theo thói quen hành động của dòng tiền thông minh đang ở mức yếu. Có thể nhìn nhận về kịch bản dòng tiền thông minh vẫn chấp nhận bỏ qua mức giá hấp dẫn hiện tại và mong muốn ép giá xuống thấp hơn.
Do vậy, giá được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì biến động theo xu hướng giảm. Nhưng độ bền về xu hướng không còn chắc chắn.
Tốc độ biến động từ giá cổ phiếu GTN đã được đẩy lên mức cực kỳ cao nếu so với quá khứ biến động của cổ phiếu này. Nói cách khác, không chỉ có dòng tiền thông minh đang tham gia tạo sóng giá, mà đã được cộng hưởng từ sự tham gia của tổng các vị thế nhỏ lẻ.
Dựa trên dữ liệu độ lệch chuẩn ở mức cao, có thể thấy giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường đã đi quá xa so với giá trị trung bình. Đây là thời điểm cuối con sóng giảm giá do dòng tiền thông minh thực hiện.
Rủi ro giao dịch ở mức yếu thể hiện tình trạng giao dịch vẫn thuần tính lý trí và có thể đo đạc được dựa trên các chỉ báo kỹ thuật.
Theo đó, chỉ nên mở các vị thế giao dịch thăm dò với tư duy lướt sóng từ cổ phiếu nhằm tận dụng biến động giá mạnh hiện tại.
III.3/ Xác định chu kỳ tăng trưởng với GTN
III.4/ Chỉ tiêu tài chính
IV/ Phân tích kỹ thuật
Thị trường bước vào giai đoạn căng thẳng khi quá nhiều sự kiện dồn dập. Nhìn chung, rõ ràng thời điểm này không phải là thời gian thích hợp để mở vị thế mới. Khi dòng tiền rút đi, thì hầu hết các lựa chọn đều trở nên khó khăn hơn. Nhưng câu hỏi lúc này là thời điểm nào có thể Mua trở lại khi các cổ phiếu đã được chiết khấu đủ hấp dẫn. Với GTN, mẫu hình kỹ thuật cho tín hiệu khá hứa hẹn trong lúc này:
1) Giá chạm đúng ngưỡng hỗ trợ mạnh là đường xu hướng kéo dài từ tháng 4.2020. Với áp lực tăng mạnh trong thời điểm tháng 8.2020, giá GTN xuất hiện khả năng thành lập mẫu hình Pump and Dump. Tuy nhiên rất may mẫu hình đỉnh bằng đã xóa nguy cơ này.
2) Dòng tiền thực hiện phân phối khá chuẩn mực khi nhịp tich lũy vùng đỉnh hụt thanh khoản đã trở thành vùng phân phối khi thanh khoản dội tăng cao đầu tháng 10.2020. Giá sau đó kiểm chứng lại vùng 38.2% và giữ nền tại vùng 22.900 VND/cổ phiếu.
3) Chỉ báo RSI dao động trong kênh phân kỳ âm khi giá tăng. Theo đó, vùng biên cản trên trở thành điểm thoát hàng với mã cổ phiếu này. Đồng thời động lượng cũng điều chỉnh rơi xuống vùng dưới level 40. Nói cách khác tư duy Bán vẫn tiếp diễn.
Theo diễn biến từ chỉ báo Fibonacci, khả năng giá sẽ điều chỉnh tiếp về vùng 21.200 VND/cổ phiếu. Do vậy, nên ưu tiên quản trị rủi ro và hạ bớt tỷ trọng với cổ phiếu này. Có thể quan sát và mở vị thế mua thăm dò nếu giá về vùng 20.000 VND/cổ phiếu và tạo nền mới tại đây.
V/ Tín hiệu giao dịch Realtime thị trường Việt Nam
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận