Cơ hội nào cho lãi suất đảo chiều trong nửa cuối năm?
Với mức lãi suất khá thấp như hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng NHNN vẫn còn dư địa để giảm thêm lãi suất điều hành trước khi đi vào ổn định. Song song đó, vẫn có ý kiến nhận định khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sau khi tạo đỉnh vào những tháng cuối năm 2022, từ đầu năm 2023 đến nay, lãi suất đã bắt đầu giảm dần theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hỗ trợ nền kinh tế.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã 4 lần giảm từ 0.5-2% cho các mức lãi suất điều hành, từ đó đưa mức lãi suất huy động bình quân giảm từ 0.7-0.8%, lãi suất cho vay bình quân giảm từ 1-1.2%.
Lãi suất huy động nhiều ngân hàng vượt mức 10%/năm vào tháng 10/2022. Đến nay, không còn ngân hàng nào có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trên 8%/năm.
Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tính đến 07/07/2023
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động đưa ra nhiều gói lãi suất, xu hướng chung sẽ là tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới.
Mức cho vay thông qua thị trường liên ngân hàng, cho vay qua đêm cũng từ 0.4-1%, do vậy có thể nói là rất thấp; một tuần từ 0.8-1.5%, một tháng từ 3-3.2%. Những con số này có nghĩa là mức cho vay giữa các ngân hàng với nhau qua thị trường liên ngân hàng đang rất thấp. Nhìn chung, lãi suất đang giảm tích cực, kể cả lãi suất điều hành và lãi suất cho vay.
Tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng mới tăng 4.2% trong khi mục tiêu cho cả năm được đề ra là 14-15%. Tương đồng với đó huy động tăng trưởng 4.16%, cho thấy vẫn còn dư địa để các ngân hàng có thể cho vay.
Trước các triển vọng về cải thiện kinh tế từ quý 3, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng NHNN vẫn còn dư địa để tiếp tục hạ lãi suất.
Lãi suất huy động tiếp đà đi xuống, lãi vay có khả năng giảm sâu
Trong Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 2/2023 công bố ngày 04/07, UOB nhận định hoạt động xuất khẩu yếu với khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 và có thể giảm lãi suất vào năm 2024 cũng như niềm tin vào tỷ giá hối đoái VND ổn định bất chấp các đợt giảm lãi suất trước đó đã thúc đẩy triển vọng cắt giảm lãi suất tiếp theo của Việt Nam trong năm nay. Do đó, UOB dự đoán lãi suất sẽ giảm thêm 100 điểm cơ bản trong quý 3/2023 trước khi NHNN tạm dừng để đánh giá các tác động.
Trong báo cáo vĩ mô đưa ra vào đầu tháng 7, Standard Chartered cũng dự báo NHNN sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản, xuống còn 4% trong quý 3/2023 - cũng là mức tương tự những năm đại dịch và giữ nguyên cho đến cuối năm 2025.
Mức lãi suất thấp như thế này cũng là điều rất tốt cho hoạt động huy động vốn cũng như chi phí vốn cho nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ?
Nếu Fed tăng lãi suất, để ổn định thị trường tài chính ở Việt Nam và để ổn định tỷ giá, NHNN sẽ tăng trở lại lãi suất.
Tuy nhiên, “Việt Nam lại đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, nhưng chính sách mà theo tôi rất tốt ở đây chính là chính sách tiền tệ linh hoạt chứ không phải nới lỏng không. Nếu chỉ là nới lỏng, trong trường hợp lạm phát quay trở lại thì sẽ khó kiểm soát. Nên chính sách tiền tệ hiện tại linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và những yếu tố khác nữa” - ông Khánh chia sẻ thêm.
Hiện nay, hầu hết những nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đều tăng lãi suất nhưng Việt Nam thì ngược lại, do đó sẽ trở thành chỗ trũng, tạo điều kiện thu hút dòng tiền trong và ngoài nước chảy về. Ít nhất Việt Nam cũng trở thành điểm sáng và do đó lãi suất chính là một trong những yếu tố hỗ trợ nền kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận