24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Có 100.000 tỷ đồng, nông nghiệp công nghệ cao vẫn ‘đói vốn’?

Ngành ngân hàng đã sẵn sàng dành riêng gói vay 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai, dư nợ cho vay vẫn còn rất thấp, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn kêu

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, trong khoảng 2,16 triệu tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, hiện mới chỉ có 27.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao.

Mới giải ngân được 27.000 tỷ đồng

Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA),Việt Nam đang có những cơ hội chinh phục thị trường EU vô cùng tiềm năng, với quy mô dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD, trong đó mặt hàng nông thuỷ sản đang được xem là thế mạnh của Việt Nam.

Tuy nhiên, châu Âu vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, nếu các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Namkhông sản xuất, chế biến công nghệ cao khó đảm bảo được những điều kiện ngặt nghèo về chất lượng thì sẽ vô hiệu hóa các lợi thế mà EVFTA mang lại.

Các chuyên gia đánh giá, một mình doanh nghiệp hay người nông dân Việt Namkhông thể “đơn thương độc mã” tiến vào thị trường này. Bởi vậy, mối liên kết giữa ngân hàng - doanh nghiệp - nông dân trong chuỗi giá trị là con đường tất yếu chinh phục thị trường EU khó tính.

Theo ông Đào Minh Tú, điều cần quan tâm là làm sao dòng vốn phải hướng vào nông nghiệp công nghệ cao, hướng vào chuỗi giá trị.

“Với riêng ngành ngân hàng, chúng tôi đã nhìn thấy câu chuyện cần phải phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp là sống còn, từ trước khi có EVFTA” , ông Tú nói.

Đặc biệt, Phó Thống đốcnhấn mạnh, ngành ngân hàng đã nhận nhiệm vụ với Thủ tướng dành 100.000 tỷ đồng để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được 27.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị. Đây chưa phải là con số mong đợi.

Trước thực trạng trên, Phó Thống đốc băn khoăn: Rõ ràng chủ trương của Đảng và Nhà nước rất ủng hộ, cơ chế chính sách không thiếu, có mạng lưới rộng khắp của các tổ chức tín dụng. Vậy, tại sao vốn vào 2 lĩnh vực nói trên vẫn chưa gia tăng được, chưa phát triển nhanh được?

Bà Hà Thu Giang,Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN)cho hay, việc triển khai cho vay liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của các tổ chức tín dụng trong thời gian qua còn gặp một số khó khăn, thách thức như: Đầu tư tín dụng đối với các mô hình liên kết còn nhiều hạn chế do hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân; số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận chưa nhiều; chưa có nhiều mô hình bài bản, hiệu quả, nguồn lực tài chính yếu...

Cần có Nghị định riêng về cho vay theo chuỗi

Để tận dụng cơ hội mà EVFTA mang đến, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho rằng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - doanh nghiệp, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn.

Theo ông Tùng, các hộ nông dân cần vốn để đầu tư, phát triển cho vùng trồng của họ, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn không phải là điều dễ dàng. Nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Ví dụ điển hình là các ngân hàng ở Bến Tre đã tham gia vào chuỗi liên kết.

Chia sẻ từ thực tiễn của doanh nghiệp, lãnh đạo Vina T&T Groupcho biết, chỉ cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ngân hàng sẽ cho nông dân ở vùng trồng đó vay vốn. Ngân hàng sẽ bám vườn, bằng cách nào đó họ sẽ khiến toàn bộ hàng của nông dân bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho nông dân và nông dân trả lại cho ngân hàng. Muốn sản lượng được đảm bảo về lâu về dài, giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng cần duy trì được mối liên kết.

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tếPhạm Xuân Hòe, vốn tự có của thành viên trong chuỗi nhỏ, chủ yếu dựa vào đi vay nên chi phí tài chính cao, những khoản nợ tồn đọng của nông dân vùng nuôi trồng thủy sản hoặc cây đặc sản chưa được xử lý dứt điểm, nợ khoanh treo ngoại bảng, không được vay mới, trong khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngân hàng đang giữ.

Về kiến nghị, theo ông Hòe, Chính phủ chỉ đạo NHNNvà Bộ NN&PTNT rà soát tổng thể lại chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nông sản và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đồng bộ hóa một gói chính sách, nhằm thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị nông sản và cho vay theo chuỗi giá trị nông sản.

“Trong đó, chúng tôi đề nghị xây dựng một Nghị định riêng về cho vay theo chuỗi giá trị đối với nông sản chủ yếu của Việt Nam.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, về phía các tổ chức tín dụng, cần xây dựng, đổi mới chính sách và quy trình cấp tín dụng nông nghiệp - nông thôn đối với từng phân khúc khách hàng đảm bảo đúng quy định nhưng đơn giản hóa thủ tục, dễ hiểu. Đồng thời thiết kế các sản phẩm đặc thù, nhất là tài trợ chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị; cơ cấu lại mạng lưới, kênh phân phối hoạt động…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả