Chuyến tàu hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam khi RCEP có hiệu lực
Một chuyến tàu chở hàng hóa đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) vào sáng sớm ngày 1-1-2022 để đến Hà Nội (Việt Nam).
Đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào cùng ngày, theo Xinhua.
Chuyến tàu mang ký hiệu X9101 vận chuyển 25 container hàng hóa chở hơn 800 tấn hàng hóa như linh kiện điện tử, nhu yếu phẩm hàng ngày, và các sản phẩm hóa chất… Chuyến tàu dự kiến đến Hà Nội sau hành trình dài 28 tiếng, theo Xinhua.
Ma Ziqiang, Tổng giám đốc của một nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng địa phương sở hữu lô hàng được giao nói trên, cho biết thỏa thuận RCEP sẽ giảm thuế hải quan ở mức độ lớn.
Ngày 1-1-2022 đánh dấu Hiệp định RCEP, thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, chính thức có hiệu lực. Việt Nam và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Sau khi có hiệu lực đầy đủ – với tất cả các nước tham gia ký kết – RCEP sẽ tạo thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, xét về quy mô dân số (với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới) và GDP hơn 27.000 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
Với việc đưa chuyến tàu trên cho thấy phía doanh nghiệp Trung Quốc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nhanh chóng tận dụng lợi thuế thuế quan ưu đãi ngay khi RCEP có hiệu lực.
Các nước thành viên khác RCEP cũng chào đón Hiệp định thực thi để đẩy mạnh thương mại trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Trong thông cáo báo chí phát ngày 31-12 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong khẳng định việc RCEP có hiệu lực sẽ tạo động lực cho mối quan hệ thương mại kinh doanh giữa Singapore và các nước ký kết hiệp định. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp Singapore đã sẵn sàng tận dụng những lợi ích từ RCEP.
“Việc RCEP có hiệu lực sau 1 năm được ký kết cho thấy quyết tâm và cam kết của khu vực về làm việc làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế vào thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Gan Kim Yon nói.
Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh, việc RCEP đi vào thực thi sẽ là “chất xúc tác” để mở rộng đầu tư và thương mại khu vực, vốn rất cần để phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
RCEP hiện là thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, kết nối ASEAN và các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand.
Tổng thư ký ASEAN khẳng định RCEP củng cố xu hướng hội nhập kinh tế khu vực bằng cách mở rộng các quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại và gắn kết các quy định thương mại giúp môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và dễ đoán định hơn cho các doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực cơ hội mang lại cũng sẽ song hành với những khó khăn và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết, Hiệp định RCEP có thể mang đến sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.
Bởi lẽ đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự và năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam, trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Vì vậy, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng.
Ngoài ra, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, đặc biệt khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu của Việt Nam còn hạn chế.
Đến cuối lộ trình (sau 20 năm) Việt Nam sẽ xóa bỏ gần 90% số dòng thuế với các nước đối tác, trong khi đó, các nước đối tác sẽ xóa bỏ khoảng 90-92% số dòng thuế cho Việt Nam và các nước ASEAN sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ số dòng thuế cho Việt Nam.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được 10 nước thành viên ASEAN ký kết với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand vào ngày 15-11-2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các bên sẽ ngay lập tức thực hiện các cam kết của mình, trong đó có các cam kết cắt bỏ thuế quan.
Theo các chuyên gia, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực cơ hội mang lại cũng sẽ song hành với những khó khăn và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết, Hiệp định RCEP có thể mang đến sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.
Bởi lẽ đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự và năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam, trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Vì vậy, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng.
Ngoài ra, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, đặc biệt khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu của Việt Nam còn hạn chế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận