Chuyên gia góp ý về việc triển khai Luật Quy hoạch
Luật Quy hoạch đã được Quốc Hội khóa 13 thông qua và Chủ tịch nước ký ban hành năm 2017 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc lập, tổ chức thực hiện và quản lý Quy hoạch. Tuy nhiên, việc triển khai luật này đang gặp không ít khó khăn, thách thức.
Việc xác định hạn chế và thách thức để đưa Luật Quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống, khắc phục các hạn chế, khó khăn hiện nay ở nước chuyển đổi mô hìnhkinh tế Việt Nam thật không đơn giản.
Tuy nhiên, chúng ta cần thảo luận, làm rõ tất cả hạn chế và tháchthức đó mới hy vọng triển khai hiệu quả, minh bạch Luật Quy hoạch trong điều kiện cụ thể Việt Nam hiện nay. Từ kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn, Nhaudautu.vn đăng tải một số ý kiến của PGS-TS. Hoàng Sỹ Đồng, nguyên Trưởng Ban phát triển các ngành sản xuất, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến Luật Quy hoạch
Việc đề nghị phải sửa đổi, bổ sung 25 bộ luật, với khoảng 200 điều theo yêu cầu của Luật Quy hoạch mới ban hành liệu có phù hợp, khả thi? Bộ luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản và Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai yêu cầu sử đổi, bổ sung từ 10 tới 15 điều, chẳng khác đề nghị làm lại các luật này.
Hiện nay có đến 70% khiếu kiện liên quan trực tiếp đến Luật Đất đai, nhưng Luật Quy hoạch không đề nghị sửa đổi chế độ sở hữu đất và giá đất đúng giá thị trường. Ban đầu đã bỏ quy hoạch xây dựng là phù hợp vì đã có quy hoạch tổng thể và quy hoạch đô thị.
Sự thiếu logic và hợp lý trong 3 khâu là lập quy hoạch, tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch. Nội dung thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố thuộc khâu quản lý Nhà nước về quy hoạch, nhưng trong Luật Quy hoạch lại đặt trong phần lập quy hoạch.
Mặt khác, dung lượng trong từng khâu chưa phù hợpvì khâu lập quy hoạch chiếm dung lượng lớn nhất (20 trang), tiếp đến là khâu quản lý nhà nước về quy hoạch (8 trang) trong khi khẩu tổ chức thực hiện quy hoạch, gồm cả điều chỉnh dung lượng ít nhất (4 trang).
Vì vậy dẫn đến tình trạng khâu lập quy hoạch quá chi tiết, trong khi khẩu tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch hiện nay rất hạn chế và các quy định về quản lý nhà nước về quy hoạch cũng còn thiếu cụ thể dẫn đến khó thực thi một cách hiệu quả.
Nội dung quy hoạch phù hợp thời kỳ toàn cầu hóa và cuộc CMCN 4.0, tuy nhiên rất khó thực hiện nếu không làm rõ nội hàm và giới hạn nội dung phù hợp hiện nay. Ở đây phải hiểu có khác biệt giữa quy hoạchvà quy hoạch phát triển KT-XH trước, rồi chiến lược, kế hoạch 5 năm đại hội đảng các cấp, tuy nhiên tầm nhìn, định hướng và mục tiêu cần sự thống nhất.
Vì vậy nội dung cụ thể là gì? và giới hạn ra sao để vẫn đảm bảo đúng chuyên môn quy hoạch trong bối cảnh chuyển đổi mô hình kinh tế. Để triển khai Luật Quy hoạch trong khâu lập quy hoạch tổng thể quốc gia và lập quy hoạch vùng, lập quy hoạch tỉnh phù hợp, khả thi, cần lưu ý một số yếu tố:
Quy hoạch tổng thể quốc gia, lập quy hoạch vùngvà lập quy hoạch tỉnh đảm bảo sự lôgic nội dung dựa trên chuẩn mực quốc tế và quan trọng nhất các nội dung chính được thực hiện đúng, tránh đưa quá nhiều nội dung làm phức tạp, khiến không thể triển khai thực hiện được trong bối cảnh nhiều thách thức, cơ hội.
Quy hoạch tổng thể quốc gia, lập quy hoạch vùng và lập quy hoạch tỉnh đi đúng xu thế phát triển của thời đại, tiêu biểu là cuộc CMCN 4.0 và các Hiệp định thương mại thế hệ mới vì nhờ đó quy hoạch đạt được hiệu quả, khả thi trên cơ sở áp dụngvà triển khai chúng tốt nhất ngay trong khâu đầu là lập quy hoạch.
Quy hoạch tổng thể quốc gia, lập quy hoạch vùng và lập quy hoạch tỉnh ở Việt Nam phải phù hợp tình hình phát triển thực tiễn trong nước, từng vùng và các tỉnh, thể hiện rõ chủ chương, quan điểm của Đảng, Chính phủ và cụ thể trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng, đổi mới mô hình tăng trưởng tế đổi mới trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế phù hợp bối cảnh mới phức tạp hiện nay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận