Chuyên gia dự báo các ngành sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024?
Tại buổi chia sẻ chủ đề “Năm rồng gồng lãi” do Chứng khoán DNSE tổ chức ngày 12/4, bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng Phân tích FiinGroup, cho biết để tìm kiếm cơ hội đầu tư, FiinGroup thường xem xét về mặt triển vọng, định giá kết hợp với xu hướng dòng tiền luân chuyển giữa các ngành.
Hiện đang là mùa đại hội cổ đông và nhiều doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh 2024. FiinGroup đã thống kê các nhóm dự kiến hồi phục/duy trì tăng trưởng lợi nhuận, như ngành ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ, bất động sản, công nghệ thông tin, xây dựng, chăn nuôi...
Ngoại trừ công nghệ thông tin và chứng khoán, những ngành còn lại được kỳ vọng bối cảnh vĩ mô đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Hiện tốc độ hồi phục vĩ mô đang chậm hơn so với nhà đầu tư kỳ vọng vào cuối năm 2023.
Chiều ngược lại, những nhóm đưa ra kế hoạch kinh doanh chưa khởi sắc đến từ các ngành phụ thuộc vào giao thương, xuất khẩu như vận tải thủy, hóa chất, logistics, gỗ, cao su, phân bón, điện dầu khí... Với riêng điện và dầu khí, bà Vân cho rằng 2 ngành này đang có kế hoạch khá thận trọng, FiinGroup kỳ vọng sẽ có đột phá trong 2024.
Về mặt định giá, VN-Index đã tăng điểm 5 tháng liên tiếp từ tháng 11/2023. P/E toàn thị trường đang ở mức 14,9 lần, tương đương trung bình 5 năm. Quan sát kỹ hơn, FiinGroup nhận thấy có sự phân hóa giữa nhóm phi tài chính và ngân hàng.
Với đóng góp 40% lợi nhuận toàn thị trường, ngân hàng là ngành ảnh hưởng lớn nhất đến định giá chung hiện nay. Nhóm ngân hàng đang được ở giao dịch ở P/E dưới trung bìn 5 năm, tuy nhiên điều này không hàm ý cổ phiếu ngân hàng đang “rẻ”, vì thường định giá ngân hàng sẽ theo dõi theo giá trị sổ sách (P/B). Nhịp tăng giá vừa qua của nhóm cổ phiếu ngân hàng đến từ việc gia tăng định giá nhóm này.
Ngược lại, nhóm phi tài chính đang giao dịch vùng định giá lịch sử, nhiều cổ phiếu tăng 50%, thậm chí gấp nhiều lần, nhưng tốc độ hồi phục lợi nhuận còn chậm. Điều này cho thấy định giá khối phi tài chính đang ở vùng đỉnh.
“Trong bối cảnh thị trường uptrend (thị trường tăng), nhà đầu tư thường không quan tâm đến định giá cao hay thấp, miễn là dòng tiền vẫn khỏe. Tuy nhiên, khi dòng tiền có tín hiệu co hẹp như gần đây, yếu tố định giá mới bắt đầu được đem ra xem xét nhiều hơn.”, bà Vân cho biết.
Một số trường hợp, giá cổ phiếu đã tăng đến từ yếu tố cơ bản cải thiện, ví dụ như hàng không, sản xuất dầu khí, xây dựng, đường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận