Chứng khoán 8/1: Tâm lý tiêu cực, VN-Index mất hơn 1%
Chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong vòng xoáy bán ra của cả khu vực. Mức giảm ghi nhận được trong phiên hôm nay tương đồng với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Thị trường vẫn có người mua và người bán nhưng bên bán có phần hoàn toàn lấn át trong khi bên mua chỉ giải ngân ở mức thấp. VN-Index do vậy không có cơ hội ngoi lên, chỉ số đóng cửa tại 948,98 điểm (-1,03%). Các thị trường châu Á cũng chứng kiến mức giảm tương đương như Shanghai (-1,22%), KOSPI (-1,11%), Malaysia (-1,37%).
Các mã Ngân hàng được tận dụng mua vào như CTG (-0,23%), BID (-0,4%), MBB (-1,43%) nhưng người mua tỏ ra rất chủ động nên trạng thái đóng cửa tiếp tục là giảm.
Tương tự là HPG (-1,05%), FPT (-2,24%), PNJ (-2,07%), MWG (-2,42%), REE (-2,59%). Ngay cả dầu khí được hậu thuẫn từ giá dầu thế giới cũng mất hết lực đẩy, các mã PVD (0%), GAS (-0,1%) hầu như không còn lại dư âm của phiên tăng đầu tuần này.
Tuy nhiên, mức giảm trên có phần nhẹ nhàng hơn so với các mã ở nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ. Một loạt các mã TDH (-4,2%), HDC (-6,03%), DXG (-4,32%), HBC (-3,52%), FLC (-4,04%), VSC (-4,4%), HAX (-6,25%), DBC (-5,2%), PHR (-3,85%), D2D (-5,91%), SZC (-5,87%), SCR (-4,7%) giảm sâu.
Tổng cộng, có 263 mã giảm so với 78 mã tăng và 39 mã đứng giá. Thanh khoản thị trường cả phiên tăng mạnh đạt 319,16 triệu đơn vị, tương đương 5.196 tỷ đồng trong đó có 2.322 tỷ đồng thỏa thuận.
Với HNX, PVS (+0,5%) may mắn giữ được sắc xanh nhưng rốt cuộc ảnh hưởng lên thị trường cũng không có. Chỉ số HNX-Index tuột về 100,33 điểm (-1,07%). Thanh khoản đạt 44,46 triệu đơn vị, tương đương 447 tỷ đồng.
UPCoM-Index cũng trong trạng thái chán nản phiên hôm nay. Trong 3 chỉ số, UPCoM-Index giảm sâu nhất, mất 1,33% xuống 55,02 điểm. Thanh khoản chỉ đạt 9,13 triệu đơn vị, tương đương 123 tỷ đồng.
BID (-0,43%), CTG (-0,7%) có thời điểm đã tăng trên 1% và là những chiếc phao để niềm tin nhà đầu tư bám víu vào. Tuy nhiên, cho đến hết phiên sáng, thị trường hoàn toàn không còn điểm tựa để đặt hy vọng khi cả 2 đều quay đầu giảm điểm.
Các mã dầu khí cũng trở nên đuối sức khi PVD (+0,64%), GAS (+0,62%) không có thêm tiền. Các trụ cột VNM (-0,51%), VCB (-1,14%), VRE (-3,2%), VHM (-1,91%), MSN (-1,58%) thậm chí còn đang có chiều hướng tiêu cực hơn.
Nhà đầu tư không còn cách nào khác là phải rời bỏ thị trường, nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ có thể cảm thấy thấm thía nhất. LDG (-6,51%), DBC (-3,6%), SZC (-3,35%), HDC (-4,78%), HDG (-4,3%), HAX (-6,58%) nằm trong vô số các mã giảm mạnh trên HOSE. Thậm chí còn có trường hợp giảm sàn như IJC (-6,92%), HVH (-6,75%).
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,13% xuống 171,95 triệu đơn vị, tương đương 3.038 tỷ đồng trong đó thỏa thuận là 1.470 tỷ đồng. Riêng CTG đã được thỏa thuận 1.142 tỷ đồng, chủ yếu liên quan đến các giao dịch trao tay của khối ngoại.
HNX-Index cũng tụt dốc bất chấp PVS (+0,53%), VCS (+0,3%) còn tăng giá. Chỉ số tạm dừng ở 100,6 điểm (-0,81%). Thanh khoản đạt 30,99 triệu đơn vị, tương đương 310 tỷ đồng.
Thông tin CTG lãi năm 2019 đạt gần 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng trên 26% so với kế hoạch vẫn đang có giá trị với cổ phiếu này. Giá CTG (+0,92%) tiếp tục tăng lên 21.900 đồng/cổ phiếu trong sáng nay.
Nếu chỉ là phản ứng thông thường với thông tin tích cực thì có lẽ thị trường sẽ không có nhiều điều để bàn tới. Tuy nhiên, CTG đang cho thấy có tiền lớn đổ vào mạnh, trong vòng 1 tiếng giao dịch đầu tiên đã nhanh chóng đạt được gần 55 tỷ đồng.
Trạng thái này diễn ra khi cả thị trường đỏ lửa hàng loạt và chính bản thân nhóm Ngân hàng còn đang bị ảnh hưởng từ các thông tin bất ổn tại Trung Đông. VCB (-1,37%), TCB (-1,3%), STB (-1,48%), MBB (-0,48%), BID (-0,43%) đều nằm trong vòng xoáy chịu ảnh hưởng. Các mã lớn như VNM (-0,59%), VHM (-0,95%), VRE (-1,91%) cũng không thoát được liên đới.
Sự xuất hiện của CTG đúng thời điểm đã phần nào giúp cho dầu khí bớt đơn độc. PVD (+2,24%), GAS (+0,72%) tiếp tục tăng giá.
VN-Index tính đến 10h giảm 0,77% xuống 951,47 điểm. Tổng số mã giảm đang là trên 200 mã trong khi chỉ có hơn 60 mã tăng.
Tại HNX, PVS (+2,13%), SHB (+1,56) đang có sự bắt tay nhưng chưa thực sự hiệu quả. Áp lực của VCS (-1,95%), ACB (-0,9%) đang lất lướt hơn. HNX-Index giảm 0,49% xuống 100,92 điểm.
Gần cuối phiên sáng, thị trường chứng kiến đà bứt phá mạnh của BID với mức tăng trên 2%, trong khi cổ phiếu lớn khác cùng ngành là VCB cũng nỗ lực tìm về tham chiếu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận