Chứng khoán 19/3: VN30 ít xáo trộn do đáo hạn phái sinh, Penny có dấu hiệu tháo chạy
VN-Index không xấu thêm trong phiên chiều nhưng nhóm Penny đã có dấu hiệu cạn tiền kéo lên. Một loạt các mã như DLG, HQC, QCG, TCH đóng cửa giảm sàn.
Tâm điểm thị trường vẫn xoay quanh biến động của các mã lớn. Nhóm VN30 trong phiên đáo hạn HĐTL VN30 tháng 3 đã không có diễn biến quá đột biến.
VNM (-6,32%), GAS (-4,66%), VPB (-4,76%), BID (-3,33%), GAS (-4,66%) vẫn trong trạng thái giảm mạnh từ phiên sáng nay. Nếu có xáo trộn xảy ra thì đó là trường hợp của VHM (-1,4%), VIC (-0,3%), VRE (-0,9%) khi cuối phiên đều thu hẹp hầu như toàn bộ biến động giảm mạnh trong phiên.
Tuy nhiên, đây là một kịch bản không hiếm gặp trong thời gian đầy biến động của thị trường gần đây. Không phải chỉ đến phiên đáo hạn phái sinh hôm nay, nhóm Vingroup mới có những nhịp giật lại về cuối phiên.
Nhà đầu tư có xu hướng chỉ xem đây là các động thái cân đối lệnh bán ra của khối ngoại tại các mã cổ phiếu này. Phiên hôm nay, khối ngoại vẫn bán ròng khoảng 464 tỷ đồng trên HOSE trong đó VHM bị bán ròng 58 tỷ đồng, VIC là 40 tỷ đồng và VRE là 21 tỷ đồng.
Câu chuyện bất thường của phiên hôm nay phải thuộc về nhóm Penny. Cuối cùng, sự rút lui đã diễn ra hàng loạt ở các mã HAI (-7%), AMD (-6,9%), TSC (-6,9%), FIT (-6,9%), QCG (-7%), HQC (-6,52%). Trong số này, AMD và QCG chỉ mới đảo chiều trong phiên chiều nay. Diễn biến giá trị giao dịch của HAI và AMD tăng vọt về giá trị giao dịch trong phiên sáng có lẽ đã báo trước cho không ít nhà đầu tư nhanh tay đặt lệnh bán trong phiên chiều nay.
Chốt phiên, toàn HOSE có 313 mã giảm so với 69 mã tăng và 44 mã đứng giá. Thanh khoản đạt 353,39 triệu đơn vị, tương đương 4.218 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index thu hẹp lại đôi chút đà giảm sáng nay, đóng cửa tại 725,94 điểm. Thanh khoản sàn đạt 353,39 triệu đơn vị, tương đương 4.218 tỷ đồng.
Tại HNX, KLF (-5%) cũng quay đầu giảm mạnh theo ART (-8,82%). HNX-Index đóng phiên không có nhiều đột biến, giảm 0,84% xuống 100,99 điểm. Thanh khoản sàn đạt 93,92 triệu đơn vị, tương đương 589 tỷ đồng.
Tại UPCoM, top thanh khoản sàn cũng chứng kiến sắc đỏ của nhiều cổ phiếu như VIB (-2,6%), LPB (-1,4%), BSR (-4,5%), QNS (-2,7%). Trường hợp hiếm hoi là NTC (+2%) vẫn tăng giá và lọt vào vị trí thứ 2 về quy mô giao dịch (đạt 11,9 tỷ đồng). UPCoM-Index đóng cửa giảm 0,93% xuống 49,9 điểm. Thanh khoản đạt 11,43 triệu đơn vị, tương đương 137,61 tỷ đồng.
GAS cuối phiên sáng giảm 5% trong khi VHM (-5,9%), VNM (-4,32%), BID (-4,05%), VRE (-4,98%) cũng giảm mạnh. Như vậy, chưa có mã nào giảm sàn trong nhóm trụ và đây vẫn nên xem là một sự động viên với thị trường Việt Nam giữa trạng thái đầy tiêu cực của chứng khoán khu vực. Các trụ đỡ lớn nói trên đã phải cố gắng cầm cự hết sức để không bị ảnh hưởng xấu như KOSPI (-6,54%), Indonesia (-5,35%). Sau nhịp giảm mạnh trong 1 tiếng đầu, VN-Index vẫn duy trì ở vùng 720 điểm.
Hy vọng hồi phục của phiên hôm nay sẽ phải gác lại khi sắc đỏ còn lan rộng hơn. Có tới 308 mã giảm trong khi còn 49 mã tăng và 42 mã đứng giá tham chiếu.
Ngay cả nhóm cổ phiếu vừa có thông tin mua cổ phiếu quỹ hiện cũng không còn đủ sức để chống lại tâm lý thị trường. CII (-5,7%) lùi xuống còn 19.800 đồng/cổ phiếu, FCN mất 2,5%, TLG mất 4,1%.
Nhóm FLC cũng trở nên rời rạc đi khi cổ phiếu đứng đầu là FLC giảm 6,4% xuống 3.640 đồng/cổ phiếu. HAI (-7%) bỏ lại AMD (+6,7%). Giao dịch của HAI và AMD đều trên 100 tỷ đồng báo hiệu có thể đến giai đoạn phân phối rút lui của dòng tiền.
Tại HNX, biểu hiện này cũng đang xuất hiện ở ART (-8,82%), KLF (0%). Sàn hiện chỉ còn HUT, DST còn tăng trần. Chỉ số HNX-Index tuy vậy không chịu tác động từ các mã trên. Nhóm dẫn dắt ACB (-0,47%), PVS (-2,83%) nhìn chung đã có dấu hiệu cạn kiệt lực bán. Tạm dừng phiên sáng, chỉ số giảm 1,26% xuống 100,56 điểm.
Tính đến 10h, một loạt các thị trường Hong Kong, Đài Loan, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc đã giảm trên 4% trong đó Hàn Quốc và Đài Loan giảm hơn 6%. Khối ngoại tại Việt Nam cũng tiếp tục có động thái tháo chạy khi bán ra hơn 120 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư trong nước đã có chiều hướng bớt tiêu cực trong một vài phiên gần đây nên diễn biến chưa bị cuốn theo khu vực. VN-Index chỉ giảm 3,51% xuống 720,29 điểm.
Bên cạnh các động thái quyết liệt của Chính phủ vừa qua thị trường cũng đang đón tiền mua vào của các lãnh đạo doanh nghiệp và chính các doanh nghiệp. Hiện tại đã có thêm FCN, CII, TLG, CTS thông báo sẽ mua vào cổ phiếu quỹ.
Trên sàn, các mã trụ đang chịu ảnh hưởng nhất là VIC (-6,3%), VHM (-5,5%) trong khi nhóm Ngân hàng mới chớm có tín hiệu khởi sắc ngày hôm qua cũng buộc phải qua đầu giảm ở VPB (-4,87%), VCB (-3,03%), CTG (-2,86%), BID (-3,8%).
GAS cũng giảm mạnh sau khi giá dầu thô Mỹ WTI mất 19%, về 21,76 USD một thùng, thấp nhất kể từ năm 2002 và dầu Brent cũng giảm 12%, về 25,35 USD. Tuy nhiên, việc GAS không giảm kịch sàn đã là một điều tích cực vào lúc này.
Trên toàn sàn, đã có gần 300 mã giảm so với chỉ 52 mã tăng. Biên độ giảm mạnh, tình trạng giảm sàn là không nhiều. Chỉ có một số mã quá nhạy cảm như TCH, FIT. Trong khi đó, chiều ngược lại, vẫn có mã tăng trần như ROS, AMD, QCG, DRH.Tại HNX, chỉ số HNX-
Index giảm 1,32% xuống 100,5 điểm do tác động lớn từ PVS (-1,9%). Dù vậy, có thể nhận thấy rằng HNX đang không quá bị ảnh hưởng tiêu cực. Các mã KLF, HUT, DST vẫn tăng trần trong đó KLF đang giao dịch trên 40 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận