Chứng khoán 18/3: Rung lắc không hề dễ chịu, VN-Index vẫn vượt qua
Nhóm Vingroup trong phiên chiều còn bị khối ngoại "đè" ra bán mạnh khiến VN-Index có nhịp nhúng xuống sâu và lâu hơn phiên sáng. Tuy nhiên, cuối phiên, tiền nội vẫn vào gỡ khó cho thị trường.
Lực bán của VHM đặc biệt mạnh trong chiều nay, kéo giá cổ phiếu này võng xuống (có lúc giảm 2,9%) cho đến trước phiên ATC. Khối ngoại đã bán ra tới 84,2 tỷ đồng, nhiều nhất cả sàn. VIC và VRE cũng trải qua trạng thái bị bán ra nhưng giá trị bán ra thấp hơn, lần lượt 34 tỷ đồng và 23,45 tỷ đồng.
Cả nhóm Vingroup đã ảnh hưởng tới các nỗ lực kéo lên của nhóm Ngân hàng trước đó nên chỉ có chính nhóm này mới tự hóa giải được áp lực. Điều này chỉ diễn ra vào những phút cuối phiên chiều. VHM (-0,6%), VIC (+0,6%), VRE (0%) hầu như đã không còn dư âm của khối ngoại khi đóng cửa.
Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn bị liên đới theo khi cả VCB (+2,67%), BID (+2,2%), VPB (+0,23%) đều thu hẹp biên độ tăng còn CTG (-0,24%), MBB (-1,2%), STB (-1,96%) cùng quay đầu giảm.
VN-Index sau nhịp rung lắc của nhóm Vingroup đóng phiên chỉ tăng 0,25% lên 747,66 điểm còn VN30 (+0,13%) đã bị VNMID (+0,52%) và VNSML (+1,6%) vượt mặt hoàn toàn.
Các cổ phiếu ROS (+6,9%), DLG (+6,63%), SCR (+6,83%), QCG (+6,92%), FCN (+7%), DRH (+6,8%), HAI (+6,7%), CII (+6,06%), FLC (+3,74%) tiếp tục là những trường hợp tận dụng tốt nhất để hồi phục.
Tổng cộng, toàn HOSE có 229 mã tăng so với 131 mã giảm và 63 mã đứng giá. Thanh khoản thị trường đạt 259,01 triệu đơn vị, tương đương 4.287 tỷ đồng.
Tại HNX, SHB (+5,31%), VCS (+6,86%) hầu như không chịu nhiều áp lực như nhóm trụ của HOSE. Chỉ số HNX-Index vẫn có thể tăng 1,11% lên 101,84 điểm. Thanh khoản sàn đạt 72,12 triệu đơn vị, tương đương 575 tỷ đồng.
Tại UPCoM, nhìn chung, các cổ phiếu thanh khoản nhất sàn vẫn khá tích cực với LPB (+1,5%), VGI (+3,2%), CTR (+4,8%), VIB (+2%) đều tăng giá. Chỉ có BSR (-5,8%) giảm giá sâu, đã gây nhiều cản trở tới chỉ số. UPCoM-Index tăng 0,12% lên 50,37 điểm. Thanh khoản đạt 16,92 triệu đơn vị, tương đương 199,12 tỷ đồng.
Trong khoảng 1 tiếng rưỡi còn lại của phiên sáng, rung lắc vẫn xuất hiện nhưng chỉ số đã vượt qua. Như vậy, lực mua lên đang tạm thời giành thắng lợi bất chấp khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán ra. Theo thống kê, khối ngoại tiếp tục bán khoảng 140 tỷ đồng, qua đó kéo giá trị bán ròng phiên sáng lên 242 tỷ đồng.
VCB (+4,4%), BID (+3,4%), CTG (+2,4%) đều cải thiện được trạng thái giá và trợ giúp cho nhóm Ngân hàng nói chung tăng theo: STB (+0,5%), MBB (+0,9%), VPB (+0,7%).
HPG (+3,9%) cũng đang rất xuất sắc trong việc vượt qua trở ngại khối ngoại. Hiện HPG đang bị rút ròng khoảng 18 tỷ đồng nhưng tiền nội vẫn đẩy vào giúp giá trị giao dịch đứng đầu toàn sàn đạt 139 tỷ đồng. Nhiều khả năng, thông tin con trai ông Trần Đình Long muốn mua 20 triệu cổ phiếu là động lực chính giúp HPG trong sáng nay.
Chỉ số VN30 (+0,7%) nhờ đó đã vượt VNMID (+0,48%) và không còn bị VNSML (+2,07%) bỏ xa trong phiên. VN-Index cũng tạm dừng ở mức cao nhất phiên sáng là 752,58 điểm (+0,91%). Thanh khoản sàn đạt 146 triệu đơn vị, tương đương 2.014 tỷ đồng.
Tại HNX, SHB (+5,31%) tăng giá theo xu hướng các Ngân hàng lớn. ACB (+1,9%) cũng tham gia hưởng ứng giúp cho HNX-Index tăng ngay 1,65% lên 102,39 điểm. Thanh khoản sàn đạt 36 triệu đơn vị, tương đương 334 tỷ đồng.
Sau một tiếng giao dịch đầu tiên, khối ngoại lại bán ròng khoảng 80 tỷ đồng trên toàn HOSE. Áp lực như vậy vẫn còn lớn và tiếp tục là lực cản đầy khó chịu với nhóm cổ phiếu lớn.
Nhà đầu tư nội sẽ không thể cho phép nhà đầu tư ngoại bán thẳng vào các lệnh mua lên trong bối cảnh hiện tại. Thay vào đó, khối này từ tốn vào lệnh nhưng vẫn cố giữ cho các mã lớn có được sắc xanh. BID (+1,2%), VCB (+1,9%), VNM (+0,6%), HPG (+2,1%), VIC (+1,6%) đều tăng khá chậm rãi trong khi VHM, VRE còn chưa nhập cuộc.
Các bước thăm dò này đang làm cho VN-Index phải trải qua một số nhịp rung lắc nhẹ. Tuy nhiên, qua quan sát, xu hướng mua lên vẫn đang xuất hiện. Tính đến 10h, VN-Index đang tăng 0,5% lên 749,5 điểm, khá tương đồng với một số thị trường chứng khoán khu vực như Nhật Bản (+1,74%), Hàn Quốc (+0,1%).
So với VNSML (+2,03%), mức tăng trên lại chưa đáng kể. Đây có thể xem là hiện tượng đặc biệt của thị trường trong bối cảnh các cổ phiếu lớn cần phải đối phó áp lực của khối ngoại. Nhà đầu tư trong nước đang có chiều hướng tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa thấp như HAI (+6,8%), AMD (+7%), FIT (+7%), HQC (+6,9%), DRH (+6,94%), DLG (+6,63%), HID (+6,8%) giúp các mã này đồng loạt tăng trần.
Ngay cả các mã có vốn hóa nhỉnh hơn như ROS (+6,9%), SCR (+6,83%), QCG (+6,9%) cũng ghi nhận những biểu hiện này. Trong số này, ROS là trường hợp cần chú ý nhất khi bị sẽ cả 2 quỹ ETF loại khỏi danh mục nhưng giá vẫn đi lên.
Tại HNX, mức tăng của nhóm vốn hóa lớn như ACB (+1,42%), SHB (+1,77%) cũng đang thua xa một số mã vốn hóa thấp hơn tại sàn như ART (+9,68%), KLF (+5,25%), DST (+6,25%). Chỉ số HNX-Index tăng 0,95% lên 101,69 điểm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận