Chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng SCB
Nhiều bạn inbox và comment trên bài hỏi tại sao lúc này SCB không giải quyết trả tiền cho người sở hữu chứng chỉ tiền gởi? Có bạn còn hỏi tôi ở đâu để bạn tới chở đến SCB chứng kiến SCB không chịu trả tiền cho những người sở hữu chứng chỉ tiền gởi.
* Tôi xin giải thích nhanh kiểu bà ngoại về chứng chỉ tiền gởi
- Chứng chỉ tiền gởi là hình thức gởi tiền dài hạn.
- Lãi suất chứng chỉ tiền gởi thông thường cao hơn tiền tiết kiệm.
- Lãi suất chứng chỉ tiền gởi có mệnh giá. Trong khi đó, khách hàng muốn Tiết kiệm bao nhiêu cũng được.
- Khác biệt quan trọng:
Tiết kiệm, tiền gởi các loại khách hàng có thể rút trước thời hạn và không được hưởng lãi suất (hay hưởng lãi suất không kỳ hạn).
Chứng chỉ tiền gởi thì khách hàng không thể nhận lại tiền trước thời han. (Có một số chứng chỉ quy định khách hàng nhận được tiền nếu đã giữa được hơn 50% số thời gian).
** SCB vs Chứng chỉ tiền gởi.
- SCB rất tập trung vào chứng chỉ tiền gởi. Tìm kiếm trên Google thì cụm từ chứng chỉ tiền gởi SCB được Google gợi ý hiện ra trong hàng thứ hai. Không có ngân hàng nào khác xuất hiện trong mục gợi ý này.
- Đặc tính của Chứng chỉ tiền gởi SCB
Kỳ hạn: 189 ngày.
Mệnh giá: 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
Phương thức trả lãi: cuối kỳ.
- Quy định khác:
Khách hàng không được thanh toán trước hạn Chứng chỉ tiền gửi (CCTG).
**** GHI CHÚ QUAN TRỌNG:
- SCB đã rất thông minh trong việc tạo thanh khoản cho khách hàng mua chứng chỉ tiền gởi. SCB tạo ra chợ / hệ thống chuyển nhượng CCTG. Khi đó, người mua CCTG hơn 14 ngày có thể chuyển nhượng cho người khác, (hoặc cho chính ngân hàng). Bằng cách này, người mua CCTG sẽ vô, ra thoải mái và vẫn nhận được lãi suất khá cao (gần bằng LS năm) cho số tiền của mình trong thời gian ngắn hạn.
- Tuy vậy, trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này, thì đâu có người mua lại CCCTG. SCB đang dồn lực để trả tiền cho những khách hàng tiền gởi lo lắng rút sớm, nên không làm trung gian mua lại CCTG của mình nữa.
Khách hàng than phiền, sao tôi không rút đượv tiền từ CCTG.
SCB trả lời: SCB đang làm đúng điều đã quy định, đó là khách hàng không được thanh toán trước hạn Chứng chỉ tiền gửi .
***** Tôi xin copy lại nội dung tôi viết trong bài “Sự khác biệt giữa Tiền gởi Ngân hàng vs tiền mua Trái phiếu”, hôm qua 10/10/2022:
"Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tuyên bố “‘Tiền gửi của người dân tại ngân hàng được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp”. Nghĩa là trường hợp SCB này, cũng như các trường hợp khác, Nhà nước sẽ ứng cứu, đểm đảm bảo tiền gởi của người dân. Điều này tôi đã giải thích trong status về SCB, VTP tối 8/10/2022.
Cho đến nay Nhà nước vẫn chấp nhận, chưa thay đổi suy nghĩ của đa số người dân “ngân hàng là không có rủi ro”. Vì thế trong quá khứ nhà nước đã mua một số ngân hàng với giá 0 đồng, tức là dùng tiền của quốc gia, tiền của toàn dân để cứu tiền của những người gởi, nhằm đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo người dân không ùn ùn đi rút tiền tại SCB, rồi lan qua các ngân hàng khác.
Tôi tin là Nhà nước sẽ tiếp tục cứu người gởi tiền tại SCB như câu tuyên bố nói trên của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng như những phát biểu trên báo, Page Chính phủ. Vấn đề là SCB còn bao nhiêu tiền? NHNN sẽ huy động từ các nguồn như thế nào? NHNN sẽ tránh in tiền, vì sẽ tăng lạm phát.
Thế nhưng nhiều người dân vẫn lo, và đi rút tiền tại các SCB. Nếu cùng lúc, trong 1 vài tuần mà cùng lúc nhiều người rút tiền thì không ngân hàng nào trên thế giới có thể kịp xoay tiền mặt để trả.
Trong ngành NH có “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” (Loans to Deposit rate). Ví dụ, huy động 100 đồng thì được cho vay 85 đồng. Nếu tổng số tiền của những người đến rút chỉ khoảng 5, 7 đồng thì ngân hàng có để trả. Chứ lên đến 15 đồng, 20 đồng, 30 đồng thì không ngân hàng nào trả được. Họ đâu có thể nào thu hồi nợ kịp. Ngân hàng Nhà nước cũng cần thời gian để sắp xếp tiền để hỗ trợ về NH đang bị bank run đó.
Trong trường hợp này, những phương án như phát hành ủy nhiệm chi qua Ngân hàng khác, tiền sẽ đến Tài khoản của người gởi tại ngân hàng khác sau 2,3 ngày là hợp lý. Giãn thời gian cho tiền về. Nhưng quan trọng là số người rút sẽ giảm đi thì mọi việc mới ổn.
Rất hy vọng, xong vụ SCB, nhà nước nên mạnh tay hơn, để không có những SCB nữa.”
Tôi nghĩ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không thể nào "dám" phát biểu cam đoan như thế khi chưa có sự đồng ý, chấp thuận của Chính phủ, của các sếp.
** Câu mà tôi hay nhắc đi nhắc lại “Người dân, nhà đầu tư phải hiểu rõ mình đang để tiền vào đâu, đầu tư vào công cụ, tài sản nào. Hiểu rõ bản chất của công cụ, của tài sản đó. Không hiểu thì không xuống tiền, không đầu tư”.
Nhân viên ngân hàng, có thể cũng không hiểu hết bản chất sản phẩm. Cũng có thể họ hiểu, nhưng vì theo lệnh sếp, vì chạy theo doanh số, thì họ cứ bán chứng chỉ tiền gởi, bán trái phiếu… Dân không tìm hiểu kỹ, nhưng tin nhân viên ngân hàng, tin vào ngân hàng nên cứ thế mà xuống tiền. Giờ dân dính chấu, mất tiền, nhân viên ngân hàng có cứu họ được đâu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận