Chủ tịch GP. Invest: "Nhiều chính sách trong lúc này cần nới lỏng thì lại siết"
Trong lúc dịch bệnh COVID-19 chưa được kiểm soát triệt để, để thị trường bất động sản phục hồi một số chính sách cần nới lỏng sẽ tốt hơn siết lại.
Trao đổi riêng với DĐDN, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP BĐS Toàn Cầu (GP.Invest), Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 02 về siết chặt tín dụng vào BĐS; hay Bộ Xây dựng dự kiến sẽ ban hành một Thông tư siết loại hình BĐS cao cấp... có thể là rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp.
Theo ông Hiệp, hãy để thị trường điều tiết bởi trong lúc khó khăn này tất cả lĩnh vực nào phát triển được đều tốt vì nó mang lại sự hồi phục chung cho nền kinh tế.
- Thưa ông, vừa qua Chính phủ đã tiếp tục đề nghị lùi sửa Luật đất đai đến nhiệm kỳ sau, có ý kiến cho rằng động thái này là để có thêm thời gian rà soát, xem xét các quy định liên quan. Ở góc độ doanh nghiệp, quan điểm của ông về việc này ra sao?
Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu có những lý do cho việc lùi thời gian này khi Chính phủ và các bộ ngành cần có thời gian đề rà soát, cân nhắc khi Luật này có thể liên quan đến cả quyền sở hữu đất, thậm chí phải tính đến việc thay đổi cả một số điểm trong hiến pháp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất mong muốn việc sửa Luật đất đai được thông qua sớm ngày nào tốt ngày đó bởi hiện nó đang rất cấp thiết.
- Trong thời gian chờ sửa Luật đất đai, theo ông đâu là những điểm nghẽn mà các doanh nghiệp bất động sản mong muốn được Chính phủ và các Bộ ngành tạm thời tháo gỡ thông qua những văn bản dưới Luật?
Chúng tôi cho rằng trong khi chưa sửa được Luật đất đai thì nên có nhiều Nghị định, thông tư được thông qua để giải quyết từng vấn đề từ giải phóng mặt bằng đến chuyển đổi quyền, mục đích sử dụng đất… Nếu trong năm 2020 Chính phủ tiếp tục phát huy, xử lý được những vấn đề đó thì sẽ giải quyết phần nào được những bức xúc cấp thiết cho các doanh nghiệp BĐS.
- Là một luật quan trọng, chi phối nhiều luật khác, đối với Luật đất đai sửa đổi sắp tới, theo quan điểm của ông cần hướng tiếp cận ra sao để hành lang pháp lý thực sự trở thành động lực thúc đẩy thị trường và các doanh nghiệp BĐS phát triển bền vững?
Nếu hướng này được duy trì thì đây sẽ là một việc chuẩn bị rất chu đáo khi có cả cơ quan soạn thảo Luật, các đơn vị chấp hành Luật tức các doanh nghiệp BĐS và ý kiến của các cơ quan quản lý các địa phương do mỗi địa phương có một đặc thù khác nhau.
Ví dụ như hiện nay, việc GPMB liên quan đến các cơ quan chính quyền địa phương là việc ách tắc nhất trong thực hiện Luật đất đai. Cụ thể, hiện chúng ta đang quy định một mảnh đất khi triển khai dự án phải GPMB hết, tức phải thực hiện được đền bù hết. Điều này rất khó để các dự án thực hiện được 100% trong thực tế.
Đây cũng chính là một điểm doanh nghiệp rất mong muốn Luật đất đai sửa đổi nhìn nhận ra được thực tế đó trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện dự án để tháo gỡ cho hợp lý. Các doanh nghiệp như chúng tôi rất mong muốn Bộ TN&MT sẽ có sự chuẩn bị sớm trong năm nay để có được dự thảo trình Quốc hội sắp tới.
Tuy nhiên, tôi cho rằng tất cả những cái đó chỉ hỗ trợ phần nào khi theo đánh giá và số liệu của chúng tôi thì trong năm 2020 ngành xây dựng và BĐS đã và sẽ có sự sụt giảm nghiêm trọng.
Về xây dựng, tất cả các doanh nghiệp hàng đầu của ngành xây dựng như Coteccons, năm 2020 dự kiến kế hoạch chỉ còn 70% của 2019. Tương tự, tập đoàn Hòa Bình, trong quý I lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 5 tỷ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xây dựng cỡ vừa, nhỏ thậm chí không có việc.
Có thể nói các nhà thầu xây dựng hiện nay đang nằm trong một trạng thái rất phấp phỏng và không biết tương lai năm 2020, 2021 sẽ đưa doanh nghiệp về đâu. Đối với BĐS, số dự án thông qua được các thủ tục để thực hiện trong năm nay rất ít.
Trong lúc dịch COVID-19 hiện nay, các hành lang pháp lý làm sao càng tháo gỡ, càng giảm đi các sự phức tạp thì càng tốt cho doanh nghiệp. Nếu BĐS duy trì được sự phát triển sẽ kéo lên nhiều ngành kinh tế khác và giúp giữ được nhịp độ tăng trưởng của cả nền kinh tế quốc dân.
Lúc này Chính phủ cần đánh giá được đúng vai trò của BĐS để có những chính sách tháo gỡ giúp thị trường BĐS giữ được nhịp độ phát triển thì sự hồi phục của nền kinh tế sẽ nhanh hơn.
- Vâng! Xin cảm ơn ông.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận