Chủ nghĩa tư bản kiểu Nhật
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 1/5 tại Hà Nội, Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Shikata Noriyuki chia sẻ với phóng viên về 3 chương trình nghị sự chính của chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio, trong đó có hồi phục kinh tế thông qua hình thái mới của chủ nghĩa tư bản.
Tháng 9/2021, khi thực hiện chiến dịch tranh cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Kishida Fumio tuyên bố theo đuổi hình thái mới của chủ nghĩa tư bản. Sau khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản (tháng 10/2021), ông nỗ lực thực hiện cam kết này.
Những thách thức chính
Theo Thủ tướng Kishida Fumio, chủ nghĩa tư bản hiện nay đối mặt 4 thách thức cơ bản. Một là, việc quá phụ thuộc vào các cơ chế thị trường đã dẫn tới sự gia tăng khoảng cách, chênh lệch (giàu-nghèo, hiện đại-lạc hậu) và đói nghèo. Hai là, việc tập quyền quá mức đã tạo ra khoảng cách, chênh lệnh giữa các thành phố lớn và các địa phương nhỏ hơn. Ba là, các vấn đề về biến đổi khí hậu đã trở nên nghiêm trọng hơn, cấp thiết hơn. Bốn là, tầng lớp trung lưu suy giảm.
Thực hiện “Tránh 3Đ” để phòng COVID-19
Một chương trình nghị sự chính của chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio là vượt qua COVID-19. Các biện pháp chính bao gồm đẩy nhanh tiêm vắc xin (mũi 2 hiện đạt tỷ lệ khoảng 80%, mũi 3 khoảng 52%), đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, thực hiện “Tránh 3Đ” - tránh không gian đóng, tránh nơi đông người và tránh bối cảnh đụng chạm (tiếp xúc gần)…
Vì vậy, những nhân tố này đã đặt các nền dân chủ ổn định vào vòng nguy hiểm. Trong khi đó, việc khôi phục dân chủ thông qua xem xét lại chủ nghĩa tư bản đang diễn ra trên khắp thế giới, bao gồm kế hoạch “Build Back Better” (Xây dựng lại tốt hơn) ở Mỹ và kế hoạch “NextGenerationEU” (Thế hệ mới Liên minh châu Âu) ở châu Âu…
Trước những thách thức đó, chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio đã đưa ra tầm nhìn về hình thái mới của chủ nghĩa tư bản theo kiểu Nhật Bản, bao gồm việc khiến chủ nghĩa tư bản nói chung trở nên bền vững hơn, hay nói cách khác là “chủ nghĩa tư bản bền vững”.
“Hình thái mới của chủ nghĩa tư bản mà tôi đang thúc đẩy là chủ nghĩa tư bản theo đuổi sự bền vững về kinh tế bằng cách tạo ra một chu trình tăng trưởng và phân phối hợp lý”, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu đầu năm mới 2022. Theo ông, thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường, các pháp nhân ở cả khu vực công và khu vực tư nhân cùng đóng vai trò, chung tầm nhìn bao quát về các cải cách kinh tế-xã hội; việc tăng lương, đẩy mạnh đầu tư cho con người sẽ dẫn đến chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.
Và để chủ nghĩa tư bản có được tính chất bền vững, cần có một chu trình, một vòng tuần hoàn tốt đẹp của tăng trưởng và phân phối. Đầu tư vào con người là chìa khóa đối với phân phối vì đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (startup) là động cơ, là đầu máy tăng trưởng và do con người tạo ra. Việc giải quyết các thách thức về mặt xã hội và hội tụ các nguồn đầu tư từ cả khu vực công và khu vực tư nhân vào những lĩnh vực mà Nhật Bản tương đối yếu sẽ biến chúng thành động cơ tăng trưởng.
Tháng 11/2021, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm Trường Trung học Matsuyama Higashi ở tỉnh Ehime để dự giờ một tiết học vận dụng công nghệ thông tin-truyền thông. Ảnh: JapanGov |
Một tầm nhìn khác về chủ nghĩa tư bản kiểu Nhật Bản là đóng góp cho sự phát triển của nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản phù hợp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với sự hợp tác cùng các quốc gia chung suy nghĩ như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, các nước ASEAN, EU. “Tôi sẽ nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế và xã hội theo hướng mở ra kỷ nguyên mới, trong khi bảo vệ giá trị phổ quát của dân chủ. Nói cách khác, mục tiêu của tôi là đạt được sự chuyển đổi lớn của xã hội dân chủ tự do”, Thủ tướng Nhật Bản phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng 1.
Chiến lược phân phối và kế hoạch hỗ trợ startup
Xác định chủ nghĩa tư bản kiểu Nhật Bản cần có vòng tuần hoàn tốt đẹp của tăng trưởng và phân phối, chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio đưa ra chiến lược phân phối với 2 khái niệm cốt lõi.
Thứ nhất, trong thời đại kỹ thuật số, vốn con người (vốn nhân lực) là lợi thế cạnh tranh mà Nhật Bản cần đương đầu các thách thức xã hội và gia tăng năng suất của doanh nghiệp. Thứ hai, đầu tư vào con người không phải là chi phí đối với doanh nghiệp mà là một động lực dẫn tới tăng trưởng cao hơn.
Vì thế, chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio đưa ra 3 mục tiêu chính sách. Một là tăng lương (phân phối thành quả tăng trưởng cho người lao động, và điều này cũng giúp tăng nhu cầu tiêu dùng; chính phủ sẽ có chính sách giảm thuế cho các công ty tăng lương, tăng đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên). Hai là đầu tư vào con người (chính phủ hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo nghề cho các lĩnh vực tăng trưởng tương lai như công nghệ kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy việc tiết lộ thông tin phi tài chính, như đầu tư con người trong doanh nghiệp…). Ba là duy trì tầng lớp trung lưu (làm việc để tăng thu nhập gia đình, tập trung vào thế hệ trẻ và những gia đình có con nhỏ).
Trong chiến lược tăng trưởng mà chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio đưa ra có đề cập việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và startup. Coi năm 2022 là năm đầu tiên khởi tạo thế hệ startup mới, chính phủ xây dựng kế hoạch 5 năm, ưu tiên chăm sóc các startup quy mô lớn. Nhật Bản nhắm đến giai đoạn startup doanh nghiệp thứ hai sau giai đoạn hậu chiến, khi nhiều công ty nổi tiếng được thành lập.
Ngoài ra, Nhật Bản sử dụng một quỹ trị giá 10.000 tỷ yên (1,8 triệu tỷ đồng) để hỗ trợ các trường đại học tiến hành các nghiên cứu khoa học công nghệ tiên tiến, đồng thời đưa ra các mô hình, cách thức quản trị hiệu quả.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận