24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Huy Hoàng (Cà Vạt Tím) Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chọn bừa cổ phiếu dưới mệnh

Câu chuyện lơ ngơ từ giờ đếng Tết Nguyên đán, Ad đã viết, đã làm thơ rồi. Nhiều người bảo, đó là tâm trạng của Cừu/ của Gà. Chứ là SÓI, tính chốt lãi không bao giờ sai, cắt lỗ không bao giờ thừa lên các kịch bản cho việc tăng/giảm rồi. Còn SHARK thì chả bao giờ phải nghĩ…vì búng tay là xong.

Đương nhiên, Cừu/Gà chiếm đến 95%, thì tình trạng lơ ngơ sẽ là chủ đạo. Vậy, cho năm nay, với tất cả những lợi thế mà chúng ta nói 2 ngày qua. Anh em đang chọn những cổ phiếu nào cho kỳ vọng 6 tháng đầu năm và năm 2022? Với khoảng 2000 cp trên 3 sàn thì anh em đãi cát tìm vàng hay cứ chọn bừa?

Nói về chọn bừa, tôi có người anh chia sẻ hồi đầu năm 2021, anh ấy chỉ chọn cổ phiếu trà đá, dưới mệnh và mua. Sau đó đến nay, ít thì lãi x5 và không thì x10. Anh ấy nói, giờ theo cách đó, thì chỉ còn lác đác, phải đổi phương pháp rồi.

Triển vọng thị trường chứng khoán năm 2022 vẫn được các bên trong và ngoài nước nhận định là tích cực với kịch bản cơ sở cho VN-Index ở vùng 1700 điểm. EPS toàn thị trường năm 2022 cũng được kì vọng tăng trưởng ở mức ~20% bởi các bên CTCK và chuyên gia trên thị trường.

VẬY PHƯƠNG PHÁP CỦA ANH EM LÀ GÌ?

Tôi xin gửi lại đây một vài thông, tin có cái anh em đã biết, có cái chưa, có cái được chi tiết sâu hơn về những cái sẽ ảnh hưởng đến toàn thị trường (Nguồn SSI Resarch). Để qua đó, có đưa ra 4 nhóm cổ phiếu được một nhóm nghiên cứu chọn lựa vào danh mục tiềm năng đến từng cổ phiếu (QMV Group)

THÔNG TIN VĨ MÔ

Tôi không biết anh em mua/bán cổ phiếu có quan tâm đến tăng trưởng GDP không, quan tâm đến xuất khẩu không, quan tâm đến tỷ giá không,….hay chỉ quan tâm mình mua cổ phiếu xanh thì vui và đỏ thì buồn. Tôi thích cảm giác, biết vì sao xanh, vì sao đỏ hơn. Dù phận cừu chúng ta thì may mắn hiểu được 20-30%. Nhưng méo mó có hơn không.

TĂNG TRƯỞNG GDP QUÝ 4

Tăng trưởng GDP trong Quý 4 ước tính tăng 5,2% (so với 4,5% trong Quý 4 năm 2020), bật mạnh từ mức tăng trưởng âm -6,02% trong Quý 3. Khu vực dịch vụ cho thấy mức độ phục hồi nhanh nhất (tăng 5,4% - từ mức -8,6% trong Quý 3). Trong các nhóm ngành cấp 2, 3 nhóm ngành có đóng góp cao nhất cho tăng trưởng GDP quý 4 bao gồm chế biến, chế tạo (35,2%); y tế (22,4%) và tài chính - ngân hàng (11,5%). Mức tăng trưởng đột biến vào cuối quý 4 đã giúp tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%.

GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG

Chính sách tài khóa trong năm 2021 duy trì mở rộng khi Chính phủ đã có sự gia tăng chi tiêu của các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 ngay khi đợt dịch thứ 4 bùng phát. Ngược lại, trái với kỳ vọng, các biện pháp giãn cách xã hội trong Quý 3 và giá vật liệu xây dựng tăng cao đã khiến việc triển khai dự án đầu tư công bị đình trệ. Theo số liệu của Bộ Tài Chính, giải ngân đầu tư công trong năm 2021 chỉ đạt 77,3% kế hoạch năm và giảm 10,3% so cới cùng kỳ.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Lạm phát duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Lạm phát trong tháng 12 giảm 0,18% MoM và tăng 1,8% YoY, đưa lạm phát bình quân trong năm 2021 chỉ tăng 1,86% - mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Yếu tố hỗ trợ lạm phát trong năm 2021 chủ yếu đến từ giá lương thực, thực phẩm (trong đó chủ yếu do giá thịt lợn giảm mạnh) và giá các mặt hàng quản lý của Chính phủ. Cụ thể, giá học phí, điện và nước, giá thuê nhà được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ Covid-19. Ngược lại, giá xăng dầu tăng tới 31,8% trong năm tạo áp lực khiến giá nhóm giao thông tăng 10,5% trong năm 2021.

TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU

Xuất khẩu là ngôi sao sáng trong Quý 4 khi ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc (Q4 +17,8% YoY so với 2,9% YoY trong Q3). Nhập khẩu duy trì ở mức tăng trưởng ổn định (~30% YoY) và giúp cán cân thương mại trong năm 2021 thặng dư 4,0 tỷ USD.

GDP NGÀNH BÁN LẺ

Về tiêu dùng, việc nới lỏng các yêu cầu giãn cách xã hội đã giúp các hoạt động dịch vụ thiết yếu hồi phục. Ngành bán buôn, bán lẻ ghi nhận kết quả ấn tượng khi tăng 4,9% trong Quý 4, từ mức giảm -17,05% trong Quý 3, nhờ sự phục hồi của doanh thu bán lẻ trong 2 tháng cuối năm. Doanh số bán lẻ tháng 11 được điều chỉnh tăng 10,4% so với số liệu ước tính và giúp thu hẹp tốc độ tăng trưởng trong Q4 xuống chỉ còn giảm -2,8% YoY (-4,7% nếu điều chỉnh theo lạm phát).

VND/USD

Đồng VND tương đối ổn định trong bối cảnh các đồng tiền trong khu vực chịu tác động mạnh bởi đà tăng giá của USD. Mặc dù USDVND đã có biến động mạnh trong đầu tháng 12, yếu tố cơ bản vẫn được duy trì và giúp tỷ giá USDVND hạ nhiệt xuống dưới 23.000 vào cuối năm, tương đương với mức tăng giá 1,2% so với USD so với cuối năm 2020. Đồng VND vẫn cho thấy sức mạnh của mình thông qua nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực (thặng dư cán cân thương mại và dòng vốn FDI giải ngân và dòng tiền kiều hối khả quan).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả